Chọn từ khóa seo hợp lý quyết định đến sự thành công của một dự án. Ngoài ra, xét trên phương diện doanh nghiệp việc chọn đúng từ khóa có chuyển đổi cao giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Bài viết dưới đây Max Seo sẽ giải đáp câu hỏi: Từ khóa Seo là gì? Ở cuối bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn file google sheet quản lý hàng ngàn từ khóa hiệu quả.
Từ khóa seo là gì?
Từ khóa seo (Keyword Seo) là những truy vấn của khách hàng sử dụng để search trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Để tìm kiếm được từ khóa phù hợp, người làm seo phải trải qua quá trình nghiên cứu chọn lọc. Nhằm tìm ra bộ từ khóa phù hợp và mang lại chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Tránh việc từ khóa lên top nhưng không tạo ra doanh thu.
Tại sao từ khóa seo quan trọng với doanh nghiệp?
Người dùng tìm thấy website của doanh nghiệp thông qua các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục và xếp hạng website của bạn dựa trên những truy vấn mà khách hàng gõ vào thanh tìm kiếm. Vì vậy, việc tối ưu nội dung với từ khóa chính xác giúp website được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là một số lợi ích mà việc nghiên cứu từ khóa mang lại:
- Giúp khách hàng tìm đúng nội dung: Cung cấp các cụm từ liên quan đến nội dung giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy bạn và nhận được thông tin đúng với nhu cầu mà họ mong muốn.
- Giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Đúng vậy, việc nhắm mục tiêu và tối ưu bài viết với từ khóa seo hợp lý giúp website tăng trưởng thứ hạng tốt trên các bộ máy tìm kiếm.
- Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu: Chọn keyword seo chính xác giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí Seo và mang lại doanh thu khủng cho doanh nghiệp.
- Tăng độ phủ thương hiệu: Việc xuất hiện với hầu hết các truy vấn của người dùng giúp thương hiệu “ghim sâu” vào tâm trí khách hàng.
Cấu trúc từ khóa thông dụng
Để hiểu được các loại từ khóa khác nhau, trước hết nên hiểu cấu trúc chính xác của một từ khóa.loại từ khóa khác nhau, trước hết nên hiểu cấu trúc chính xác của một từ khóa.

Một từ khóa sẽ gồm 2 phần chính:
- HEAD: là phần từ khóa gốc, khi loại bỏ từ khóa này thì nội dung của cụm từ khóa còn lại không còn ý nghĩa hoặc sai nghĩa.
- MODIFIER: là phần từ khóa bổ nghĩa, thường thấy nhất là các cụm từ như: địa chỉ, là gì, giá rẻ, chính hãng… đây là phần từ khóa mà khi lược bỏ đi không làm thay đổi ý nghĩa của cụm từ khóa.
Việc hiểu rõ được cấu trúc từ khóa giúp bạn xác định được đâu là từ khóa hạt giống nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu từ khóa trong bước tiếp theo.
Phân loại từ khóa trong SEO:
Căn cứ theo cấu trúc từ khóa, bạn hoàn toàn có thể phân chia từ khóa thành nhiều loại. Một số cách phân chia từ khóa phổ biến trong giới SEO hay sử dụng là phân theo độ dài cụm từ khóa, phân theo ý định tìm kiếm (search intent), phân theo đặc điểm từ khóa. Cùng Max Seo đi sâu tìm hiểu chi tiết từng cách phân loại từ khóa ngay dưới đây.
Phân loại theo độ dài cụm từ khóa:
Xét trên phương diện độ dài của cụm từ khóa, bạn có thể phân từ khóa thành 2 loại là từ khóa dài (longtail keywords) hay từ khóa ngắn (short keywords). Hai loại từ khóa này có những đặc điểm khác nhau rất dễ để nhận biết.
- Từ khóa dài (longtail keyword)
Từ khóa dài là những từ khóa chứa từ 3 cụm từ trở lên. Với lượng traffic truy cập thấp, cạnh tranh thấp nhưng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao.

Đặc trưng của loại từ khóa này phần modifier đa dạng. Làm sao phân biệt được từ khóa ngắn và từ khóa dài? Rất đơn giản, phần head chính là từ khóa ngắn mà các bạn nên sử dụng để so sánh. Tùy thuộc vào việc các bạn xác định phần head là gì để xếp từ khóa vào dạng từ khóa ngắn hay từ khóa dài.
VD: “Mua iphone 14 pro max ở đâu” Ở đây, nếu các bạn xác định head: Mua iphone 14 Pro Max là từ khóa ngắn, thì “mua iphone 14 pro max ở đâu” chính là từ khóa dài. Hoặc các bạn cũng có thể xác định “mua iphone 14” là từ khóa ngắn thì từ khóa dài cũng tương tự.
- Từ khóa ngắn (short keywords)
Từ khóa ngắn là những từ khóa có độ dài dưới 3 cụm từ. Tuy nhiên, mốc bao nhiêu cụm từ phụ thuộc vào phần head mà các bạn xác định như ví dụ ở trên. Từ khóa ngắn là từ khóa được lược hết các từ modifier. Có lưu lượng truy cập rất cao, cạnh tranh cao. Chuyển đổi của loại từ khóa này tương đối thấp nên rất ít được nhắm mục tiêu trong seo.
Việc lựa chọn từ khóa ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều và mục tiêu của doanh nghiệp khi bắt đầu một dự án Seo. Ngoài ra, ngân sách dự án seo cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn từ khóa. Tất nhiên, thời gian seo cho từ khóa ngắn cũng cao hơn nhiều so với từ khóa dài. Các doanh nghiệp lớn thường sẽ nhắm mục tiêu cho loại từ khóa này.
Phân loại theo search intent người dùng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không phải 100% người dùng khi tham gia search trên các công cụ tìm kiếm đều muốn mua hàng. Thực tế có nhiều hơn các ý định đằng sau mỗi từ khóa mà họ gõ. Và các chuyên gia seo cũng chỉ ra rằng, tồn tại cơ bản 4 loại ý định tìm kiếm mà người dùng thường xuyên sử dụng. Tương ứng với 4 loại search intent chúng ta có 4 loại từ khóa điển hình có thể kể đến như:
- Từ khóa thông tin (Information Keyword)
Đây là những từ khóa mà khách hàng chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu và muốn có các thông tin hữu ích. Cũng có lúc từ khóa thông tin tạo ra chuyển đổi nhưng điều này không cao.

Từ khóa thông tin thường chứa các cụm từ như từ khóa + là ai, là gì, ở đâu, như thế nào… khách hàng muốn tìm kiếm thông tin về các sự vật hiện tượng xung quanh. Cần tránh lối viết PR trong việc phát triển nội dung cho loại bài viết này.
VD: seo là gì? nghiên cứu từ khóa là gì?
- Từ khóa điều hướng (Navigation Keyword)
Từ khóa điều hướng là những từ khóa mà khách hàng chỉ nhớ tên thương hiệu, hoàn toàn không nhớ website để truy cập thì người ta sẽ tiến hành tìm kiếm bằng từ khóa điều hướng.

Nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ rằng từ khóa thương hiệu này không quan trọng, hoặc khi thiết kế một website thì nghiễm nhiên gõ tên website sẽ xuất hiện. Điều này hoàn toàn không đúng, từ khóa điều hướng chủ yếu là từ khóa thương hiệu. Để khi gõ từ khóa thương hiệu xuất hiện website thì trang web của bạn buộc phải được google index và được khai báo entity hoàn chỉnh.
VD: Gõ facebook để tìm tới website facebook.com hoặc Max Seo để tìm kiếm trang chủ của Max Seo.
- Từ khóa điều tra thương mại (Commercial keyword):
Từ khóa điều tra thương mại thường chứa các cụm từ như: review, so sánh, tốt nhất, nên …. ví dụ: review iphone 14 pro max, so sánh laptop dell và laptop asus, nên mua iphone 13 hay iphone 14. Ở loại từ khóa này, người dùng đang ở giai đoạn cân nhắc giữa các loại sản phẩm khác nhau.

Điểm mấu chốt để ranking trong nội dung này là việc làm nổi bật cho khách hàng thấy những điểm mạnh và điểm yếu của hai dòng sản phẩm, thương hiệu khác nhau. Với loại content này nên đính kèm video so sánh, review để có thể xếp hạng tốt hơn.
- Từ khóa giao dịch (Transactional Keyword)
Từ khóa giao dịch là loại từ khóa mà mỗi người làm Seo hay doanh nghiệp đều muốn nhắm tới. Đặc trưng của loại từ khóa này là tạo ra chuyển đổi cực kỳ tốt cho doanh nghiệp.

Từ khóa này có thể chứa những từ hoặc cụm từ như mua, dịch vụ, hoặc nêu rõ tên sản phẩm dịch vụ. Ví dụ: mua iphone 14, mua macbook pro 2023, báo giá dịch vụ seo …
Với loại từ khóa này, bạn nên làm rõ các nội dung xoay quanh sản phẩm dịch vụ. Đưa ra bằng chứng để chứng minh sản phẩm dịch vụ của bạn vượt trội. Và tất nhiên, nội dung này thường được viết trên các cấu trúc PR phổ biến như AIDA, PAS, 3S, String..v.v
Phân loại theo đặc điểm từ khóa:
Các phân loại này dựa trên các đặc điểm vốn có của từ khóa đó. Điển hình nhất là từ khóa LSI, từ khóa Phantom Keyword,…
- Từ khóa LSI
Từ khóa LSI là loại từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn, từ khi thuật toán RankBrain của Google ra đời thì từ khóa không còn được hiểu theo cách độc lập nữa. Thay vào đó sẽ liên kết với nhau thành dạng vector tạo thành các thực thể (entity). Điều này giúp cho google phân biệt và dự đoán được ý định tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ: Khi người dùng search điện thoại apple, thì google sẽ biết rằng người dùng đang muốn tìm hiểu về điện thoại iphone của apple cứ không phải là quả táo. Vì Apple đi chung với điện thoại. Tương tự, xoay quanh từ khóa điện thoại có thể liệt kê được các từ khóa LSI đi kèm như: ram, bộ nhớ, camera, màn hình,….
- Từ khóa bóng ma (Phantom Keyword)
Từ khóa bóng ma (Phantom Keyword) là những từ khóa có lượt tìm kiếm cao, tuy nhiên nội dung xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm thì rất ít. Đặc trưng của loại từ khóa này là khi bạn viết một nội dung tốt bài viết của bạn chắc chắn sẽ ranking lên top.
Lấy ví dụ: Tại thời điểm Max Seo tìm kiếm thì từ khóa “quán ăn hàn quốc bình thạnh” với lượt tìm kiếm 170 lượt tìm kiếm mỗi tháng và chỉ có khoảng 43 bài viết liên quan. Wow, nếu bạn viết thôi thì nghiễm nhiên bạn sẽ được xếp hạng ở vị trí 44. Còn nếu tối ưu tốt về Seo và đầu tư tốt về nội dung bạn hoàn toàn có thể nằm trong trang 1 là chuyện hết sức bình thường.
Các thông số của từ khóa
Mỗi từ khóa sẽ có những thông số đặc trưng cho từ khóa đó và hàm chứa nhiều thông tin về từ khóa. Việc của bạn là đọc những dữ kiện đó và phân tích xem nên lựa chọn từ khóa nào và loại bỏ từ nào.

Volume (lưu lượng truy cập trong tháng)
Volume là chỉ số đặc trưng cho lưu lượng tìm kiếm của từ khóa trong một tháng. Hay giải thích dễ hiểu hơn là bao nhiêu người tìm kiếm từ khóa đó trong một tháng. Để có chỉ số volume chính xác bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến như keyword tools, google keyword planner…
VD: từ khóa “dịch vụ seo” có lượt tìm kiếm khoảng 40,500 lượt tìm kiếm mỗi tháng.
Có thể bạn sẽ hỏi Max Seo rằng tại sao lại có sự chênh lệch Volume giữa các công cụ nghiên cứu từ khóa? Tất nhiên, mỗi công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ có một thuật toán riêng để tính toán lượt tìm kiếm mỗi tháng. Vì vậy sự chênh lệch volume giữa các công cụ này hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu bắt buộc phải tin vào một công cụ thì Max Seo khuyên bạn nên sử dụng volume của Keyword Tools và check lại khoảng này với Google Keyword Planner.
Chỉ số All in title
All in title là chỉ số cho biết bao nhiêu bài viết trên google hiện này chứa từ khóa trong tiêu đề. Có hai dạng tìm kiếm cho chỉ số này, đầu tiên là tìm kiếm tuyệt đối.
Cú pháp tìm kiếm tuyệt đối:
allintitle: “dịch vụ seo”
Với cú pháp này, google sẽ trả về cho bạn bao nhiêu từ khóa chứa chính xác cụm này trong tiêu đề. Với các kết quả chứa cụm từ “dịch vụ tối ưu seo” cũng sẽ được loại bỏ vì không khớp chính xác cụm từ “dịch vụ seo”. Dạng thứ hai là cú pháp tìm kiếm tương đối.
Cú pháp tìm kiếm tương đối:
allintitle: dịch vụ seo
Hai cú pháp này khác nhau ở dấu ” của từ khóa. Với cú pháp tìm kiếm này, google sẽ trả về cả những biến thể khác kể cả “dịch vụ tối ưu seo” ở trên. Miễn sao trong tiêu đề chứa đầy đủ dịch, vụ, seo là được.
Việc tìm kiếm thủ công như thế này tốn rất nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng công cụ Spineditor để tìm kiếm hàng loạt.
Keyword Difficulty
Keyword Difficulty là độ khó của từ khóa, tương tự như volume thì mỗi công cụ sẽ tính toán cho ra một DF (keyword difficulty) khác nhau. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể so sánh với các từ khóa khác để đánh giá mức độ tin cậy của chỉ số này.
Thông thường từ khóa có chỉ số DF càng cao thì mức độ cạnh tranh càng cao và tốn nhiều chi phí để ranking top hơn so với từ khóa có chỉ số DF thấp. Vậy nên, khi lựa chọn từ khóa seo bạn cũng nên cân nhắc tới chỉ số này.
CPC (Cost Per Click)
CPC là chỉ số Cost Per Click đây là chỉ số thể hiện chi phí bạn phải trả cho mỗi click khi quảng cáo từ khóa này trên Google. Thường chỉ số này sẽ có ý nghĩa hơn trong các chiến dịch chạy Google Ads. Tuy nhiên, đây cũng là một chỉ số giúp bạn kiểm chứng xem liệu SEO tiết kiệm cho doanh nghiệp bạn bao nhiêu chi phí nếu chạy Quảng Cáo.
Trend
Chỉ số này đặc trưng cho những từ khóa theo mùa, ví dụ “mua bánh trung thu” chỉ thực sự bùng nổ lượt tìm kiếm khi tới dịch trung thu hoặc trước trung thu vài ba tháng. Việc xem chỉ số này giúp cho doanh nghiệp có phương án đón đầu được mùa cao điểm để gặt hái nhiều doanh thu. Hoặc có thể tránh các từ khóa dạng này cho chiến lược phát triển lâu dài.
Tư duy nghiên cứu từ khóa đúng:
Có rất nhiều công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa một cách bài bản, tuy nhiên công cụ chỉ là điều thứ yếu. Tư duy nghiên cứu từ khóa mới là chìa khóa dẫn đến thành công của một người làm SEO. Khi nghiên cứu từ khóa, bạn nên nhớ một số mainset sau:
- Nghiên cứu từ khóa theo cụm chủ đề: Google hiểu nội dung của website, bài viết thông qua việc hiểu các cụm chủ đề xoay quanh bài viết hay website đó. Việc nghiên cứu từ khóa theo cụm chủ đề sẽ giúp bạn không bỏ sót từ khóa và không gây trùng lặp nội dung.
- Không phải cứ từ khóa có volume cao thì chuyển đổi sẽ cao. Từ khóa đuôi dài chính là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi của một website.
- Nhóm từ khóa theo search intent: đã qua thời mỗi từ khóa một bài viết, thay vào đó những từ khóa cùng chung search intent được gom nhóm và tối ưu trong một bài viết.
Ngoài ra, bạn nên trình bày các bài viết theo các cụm chủ đề liên quan giúp tối đa hóa sức mạnh cho cụm chủ đề đó. Để tránh việc ăn thịt từ khóa, Max Seo xin gửi đến bạn file Google Sheet quản lý hàng ngàn từ khóa tránh trùng lặp.

Công cụ tìm kiếm từ khóa seo hiệu quả:
Khi đã trang bị cho mình đầy đủ tư duy về việc nghiên cứu từ khóa seo. Việc tiếp theo, bạn nên làm quen với các công cụ giúp tìm kiếm từ khóa hiệu quả, giúp seoer rút ngắn được thời gian thực hiện công việc.
1. Google Keyword Planner
Công cụ đầu tiên mà Max Seo muốn giới thiệu đến các bạn là một công cụ vô cùng mạnh mẽ được tích hợp sẵn trong bộ công cụ Google Ads đỉnh cao của Google. Để sử dụng được bộ công cụ này và xem các chỉ số lịch sử của từ khóa. Bạn bắt buộc phải chạy tối thiểu một chiến dịch để có các chỉ số. Việc sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu tương đối đơn giản. Bạn có thể theo dõi các bước sau:
Bước 1: Truy cập công cụ Google Keyword Planner TẠI ĐÂY!
Bước 2: Chọn vào mục Khám phá các từ khóa mới
Bước 3: Nhập từ khóa bạn muốn nghiên cứu. Bạn lưu ý mỗi từ khóa cách nhau một dấu phẩy, hoặc bạn nhấn enter từ khóa sẽ được thêm vào.
Bước 4: Xuất từ khóa về dạng file excel hoặc xem trực tiếp trên Google Sheets.

Một nhược điểm của công cụ này là lưu lượng tìm kiếm của từ khóa không chính xác. Google chỉ để khoảng cho mục lưu lượng tìm kiếm của mỗi từ khóa. Tuy nhiên, nếu nhìn vào giá thầu của mỗi từ khóa bạn sẽ phán đoán được ít nhiều mức độ cạnh tranh của bộ từ khóa bạn vừa nghiên cứu.
2.Sử dụng Keyword tools
Hầu hết những ai nghe qua về seo, hoặc tiến hành nghiên cứu từ khóa chắc chắn đã một lần sử dụng công cụ này. Và đây là bộ công cụ không hề miễn phí, bản miễn phí không cho phép xem các chỉ số liên quan của từ khóa. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bên bán tools hỗ trợ mua chung công cụ này với giá hạt dẻ.
Giao diện của công cụ khá đơn giản, bạn có thể xem tại hình bên dưới:

Nhập từ khóa cần nghiên cứu vào ô, điều chỉnh ngôn ngữ thành Tiếng Việt. Sau chưa đầy 5s, công cụ sẽ list cho bạn một list những từ khóa liên quan đến cụm từ khóa seo ban đầu.
3. Sử dụng Semrush đánh cắp từ khóa seo của đối thủ:
Với Semrush hay Ahref bạn hoàn toàn có thể làm điều này. Sự khác biệt chỉ là Ahrefs hiện nay có giá khá chát và tính phí dựa trên một report. Chính vì vậy hướng dẫn này sẽ sử dụng Semrush để thay thế giúp các bạn tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể đánh cắp từ khóa của đối thủ chỉ bằng vài bước đơn giản:
Bước 1: Nhập Url hoặc domain của đối thủ bạn muốn đánh cắp bộ từ khóa Seo vào. Nhớ chỉnh ngôn ngữ Tiếng Việt trước khi ấn enter nhé.
Bước 2: Kéo xuống mục từ khóa, bấm chọn xem tất cả. Toàn bộ từ khóa của đối thủ đã hiển thị trước mắt bạn.
Bước 3: Tại đây, bạn có thể sử dụng bộ lọc sẵn có để lọc những từ khóa mình cần. Hoặc đơn giản là xuất về dưới dạng excel để sử dụng dần.
4. Sử dụng Google Suggest:
Có thể nói đây là công cụ miễn phí thứ 2 của google. Bộ máy tìm kiếm Google sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan khi bạn nhập từ khóa hạt giống vào ô tìm kiếm. Google Suggest sẽ hiển thị các truy vấn mẫu mà khách hàng đã nhập vào trước đó. Bạn chỉ việc copy các từ khóa này nghiên cứu thêm với các công cụ liên quan để tiến hành seo.
Hướng dẫn tối ưu từ khóa trong seo giúp đạt top cao
Tối ưu từ khóa là công việc Onpage Seo khá quan trọng trong mỗi dự án. Khi hoàn thành việc nghiên cứu từ khóa, lên outline cho bài viết và xuất bản một nội dung hoàn chỉnh bạn cần tối ưu lại từ khóa SEO. Để Google hiểu hơn về nội dung của bạn, giới SEO đã nghiên cứu ra khoảng 200 yếu tố quan trọng trong seo và một trong số đó là việc từ khóa xuất hiện ở những vị trí quan trọng.
Các vị trí mà từ khóa của bạn nên xuất hiện:
- Trong tiêu đề seo
- Trong mô tả bài viết
- Trong tiêu đề bài viết
- Trong Url
- Trong các thẻ heading
- Trong Sapo
- Tối ưu mật độ từ khóa phân bổ đều trong nội dung
Việc tối ưu này giúp cho google hiểu được nội dung website và ranking thứ hạng cao hơn cho từ khóa mà bạn nhắm tới.
Một số câu hỏi thường gặp:
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà hầu hết doanh nghiệp đều thắc mắc trong quá trình lựa chọn từ khóa seo.
Nên seo từ khóa có dấu hay không dấu?
Câu trả lời là cả 2. Tuy nhiên, việc hiển thị từ khóa không dấu trong nội dung là thiếu hợp lý và có thể trở thành lỗi về chính tả. Thay vào đó, với từ khóa không dấu bạn nên tối ưu cho các thẻ Alt hình ảnh, thẻ tags, url… Thông thường khi tăng trưởng với từ khóa có dấu thì từ khóa không dấu cũng sẽ ranking theo.

Nên chọn từ khóa Volume cao, hay từ khóa đuôi dài
Từ khóa Volume cao thường là những từ khóa mang lại chuyển đổi thấp, hoặc dạng chung chung. Ví dụ với từ khóa “điện thoại Iphone”, ý định tìm kiếm của khách hàng là chưa rõ ràng nhưng lại có lượt search rất cao. Ngược lại, “mua iphone 14 pro max” có lượt tìm kiếm thấp hơn nhưng mang lại mang lại chuyển đổi tốt hơn. Vì vậy, thay vì theo đuổi từ khóa Volume cao, doanh nghiệp nên yêu cầu báo giá những từ khóa đuôi dài, chuyển đổi tốt.