Bạn mới bắt đầu sự nghiệp SEO, bạn đang loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu? Max Seo sẽ đồng hành cùng bạn khám phá các yếu tố mới mẻ trong SEO.
Bài viết này sẽ giúp bạn điều gì?
- Hiểu rõ khái niệm SEO Onpage là gì?
- Nắm được kỹ thuật seo onpage cơ bản
- Tips Seo Onpage nâng cao ít người chia sẻ
Cuối bài viết, Max Seo sẽ tặng bạn một checklist Seo Onpage chi tiết từ A tới Z. Đừng bỏ lỡ nhé!
SEO ONPAGE LÀ GÌ?
Seo onpage (Onpage SEO) là tập hợp tất cả những kỹ thuật, thao tác trên website của bạn. Nhằm tối ưu nội dung trang web cho người dùng và công cụ tìm kiếm . Có rất nhiều yếu tố liên quan đến seo onpage có thể kể đến như: Title (tiêu đề), mô tả, url,…v.v
Lợi ích của Seo Onpage:
Bộ máy tìm kiếm của Google rất thông minh. Nhưng thật sự, google cần các tín hiệu từ các nội dung mà nhà quản trị website đăng tải. Các yếu tố đó có thể kể đến như từ khóa được đề cập trong seo title, mô tả, url, internal link…v.v những yếu tố này giúp người dùng và google hiểu được bài viết của bạn đang nói đến nội dung gì. Và nên xếp hạng trang web của bạn cho truy vấn tìm kiếm nào của người dùng.

Seo onpage thực sự có rất nhiều lợi ích mà tôi sẽ đề cập đến ngay sau đây:
- Seo Onpage giúp điều hướng người dùng tốt hơn
- Các chiến lược Seo Onpage tốt giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của bạn hơn
- Một website có chiến lược Onpage tốt sẽ tăng trưởng thứ hạng nhanh chóng khi được thúc đẩy bằng các chiến lược Offpage tốt
- Phân bổ internal link hiệu quả giúp sức mạnh sẽ chảy để các trang chính trên website của bạn
- Việc có một plan seo onpage cụ thể giúp nhà quản trị website quản lý hệ thống bài viết tốt hơn. Tránh hiện tượng Keyword Cannibalization.
Còn rất nhiều lợi ích mà Seo onpage có thể mang lại cho website của bạn.
Phân biệt Seo Onpage và Seo Offpage
Đây là hai chiến lược seo hỗ trợ lẫn nhau rất hiệu quả và không thể tách rời trong SEO.
Seo Onpage ám chỉ đến các kỹ thuật seo do bạn kiểm soát và thực hiện trên chính website của bạn. Có thể kể đến như cấu trúc website, đăng tải bài viết, tối ưu hóa url, tối ưu hóa title…vv.
Seo Offpage đề cập đến những yếu tố ngoài trang web như tín hiệu xã hội, thương hiệu, backlink. Và theo khái niệm của Seo Offpage thì bạn không thể kiểm soát trực tiếp các yếu tố này.
KỸ THUẬT SEO ONPAGE CƠ BẢN
Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những kỹ thuật cơ bản. Seo cũng vậy, bạn không nên nghĩ SEO là thứ gì đấy cao siêu. Đầu tiên, bạn nên thành thạo những yếu tố SEO Onpage cơ bản. Những kỹ thuật Onpage mà bất cứ Seoer nào cũng phải thành thạo trước khi trở thành một tay lão làng trong SEO.
Tối ưu URL Website:
Vì sao Max Seo đưa yếu tố URL lên đầu mà không phải một yếu tố nào khác? Đơn giản vì Url là điều dễ dàng nhất mà bạn có thể tùy biến, chỉnh sửa trong một bài SEO.

Và điều quan trọng hơn, một người SEO chuyên nghiệp rất ít khi chỉnh sửa URL khi website đã đạt một thứ hạng nhất định. Vì việc thay đổi Url SEO có thể dẫn tới sự sụt giảm thứ hạng rất lớn.
Vì vậy, bạn phải tối ưu Url website ngay từ đầu, trước khi bấm nút “Đăng bài”.
Dưới đây là một số yêu cầu đối với Url của một bài SEO bạn cần nắm:
- Url của bạn nên càng ngắn gọn càng tốt
- Url nên chứa từ khóa chính cần SEO
Bạn cũng có thể thêm một số từ làm rõ ràng hơn cho url của bạn.
VD: https://maxseo.vn/blog/seo-onpage/
Bạn cũng có thể sử dụng thêm các từ khóa để làm rõ hơn nội dung của url:
VD: https://maxseo.vn/seo-onpage-la-gi/
Tối ưu Schema cho website của bạn:
Nếu nội dung cho người dùng đọc hiểu, thì schema là ngôn ngữ cấu trúc giúp cho robot có thể đọc và hiểu nội dung của bạn.

Schema ( Structure data) là ngôn ngữ dữ liệu cấu trúc dùng để đánh dấu đoạn văn bản dưới dạng javascript giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể đọc hiểu nội dung.
Các loại schema hay dùng nhất có thể kể đến như:
- Article
- Blog post
- CreativeWork, Book, Movie, MusicRecording, Recipe, TVSeries etc.
- AudioObject, ImageObject, VideoObject.
- Event.
- Organization.
- Person.
- Place, LocalBusiness, Restaurant, and more.
- Product, Offer, AggregateOffer.
- Review, AggregateRating.
- Podcast.
Nếu bạn biết về code bạn có thể tạo trực tiếp Schema thông qua hướng dẫn ở website Schema.org . Nếu bạn không biết code, không sao. Nền tảng WordPress có rất nhiều plugin có thể hỗ trợ bạn tạo schema như: Yoast seo, Schema pro, Rank math Seo,…
Tối ưu tốc độ tải trang:
Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng trên website. Ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi trên website và doanh thu của doanh nghiệp bạn.

Việc tối ưu tốc độ tải trang cũng là một task không thể thiếu khi tiến hành Onpage cho Website.
Một số điểm lưu ý bạn nên sử dụng khi tối ưu tốc độ tải trang như:
- Bật nén Gzip cho website
- Minify CSS, JavaScript, and HTML
- Loại bỏ chuyển hướng (redirect chain)
- Loại bỏ tài nguyên chặn hiển thị
- Giảm thời gian phản hồi của máy chũ
- Tối ưu hóa hình ảnh,chuyển sang định dạng thích hợp Webp hoặc JPEG
Chỉ một trong các tối ưu trên, bạn cũng có thể cảm nhận được sự cải thiện của tốc độ tải trang của website bạn.
Tạo và tối ưu Sitemaps
Sitemaps được xem là bản đồ của website chứa tất cả các url được nhóm theo các loại như post url, page url…v.v được hiển thị một cách rõ ràng và rành mạch.

Sitemaps giúp Google tìm thấy được dữ liệu và cập nhật dữ liệu mới của website nhanh hơn. Bất cứ khi nào bạn có một bài đăng mới, sitemaps sẽ tự động tạo một đường dẫn cho bài đăng đó trong sitemaps.
Đường dẫn của sitemaps có thể là:
VD: https://maxseo.vn/sitemap_index.xml
Hoặc: https://maxseo.vn/sitemap_index.xml
Để có một sitemap bạn có thể cài đặt các plugin Seo như Yoast seo hoặc Rank Math Seo sẽ hỗ trợ tạo tự động một Sitemaps.
Tránh Crawl Trap trong file Robot.txt
Trong SEO, “bẫy trình thu thập thông tin” Crawl Trap là vấn đề liên quan đến cấu trúc website. Điều này làm cho trình thu thập dữ liệu (bot) tìm thấy một số lượng lớn URL không liên quan. Và số lượng Url này là vô hạn, làm cho bot không thể hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu của mình.

Crawl trap ảnh hưởng gì tới website tôi đâu? Không những ảnh hưởng mà ảnh hưởng rất lớn. Mỗi website sẽ có một ngân sách crawl, việc tạo ra các Crawl Trap khiến cho việc thu thập dữ liệu trở nên phức tạp. Và đặc biệt tiêu tốn nhiều ngân sách Crawl của website bạn.
Làm sao để tránh Crawl Trap?
Bạn sẽ thiết lập file Robot.txt để chỉ cho công cụ tìm kiếm biết rằng nên hay không nên thu thập dữ liệu tại thư mục, đường dẫn bất kì nào.
Dưới đây là một đoạn code mẫu khi bạn chỉ định bot google nên crawl ở đâu:
User-agent: googlebot
Disallow: /directory1/
Disallow: /directory2/
Allow: /directory2/subdirectory1/
Bạn có thể tìm hiểu nhiểu cú pháp trong file robots.txt tại đây!
Tối ưu cho đoạn trích nổi bật
Đoạn trích nổi bật là phần nội dung mà google trích dẫn trong website của bạn. Hiển thị trực tiếp cho người dùng khi tìm kiếm trên SERP.

Các loại đoạn trích nổi bật phổ biến nhất là:
- Paragraph: Đoạn văn
- List: Danh sách
- Table: bảng
Bạn có thể tìm kiếm các truy vấn dưới dạng câu hỏi trên google. Sau đó tối ưu để trả lời câu hỏi đó dưới dạng các danh sách mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Việc google có lựa chọn website của bạn để hiển thị đoạn trích nổi bật hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ uy tín website bạn trong mắt google và chất lượng của đoạn trích nổi bật mà bạn đăng tải.
TỐI ƯU HÓA NỘI DUNG CHO SEO ONPAGE
Nội dung được xem là yếu tố tối quan trọng trong SEO Onpage mà bạn phải quan tâm.Việc nội dung không được lập chỉ mục hoặc lập chỉ mục ở vị trí thấp 80% là vì nội dung bạn tối ưu không tốt.
Vậy, làm sao để tối ưu nội dung (content seo) cho website của bạn?
Nghiên cứu từ khóa chuyên sâu:
Viết rất nhiều nhưng không có người đọc? Nhiều Seoer vừa mới vào nghề than thở với tôi rằng: “ Viết thì nhiều nhưng bài viết không có traffic”. Bởi vì sao?
- Thứ bạn nghĩ chưa chắc người dùng đã tìm kiếm
- Nội dung của bạn không chất lượng
Đây là 2 lý do phổ biến nhất của nội dung hiện nay. Việc nghiên cứu từ khóa cho bạn biết chính xác được người dùng đang tìm kiếm gì?
Nội dung sao chép hoặc nội dung mỏng có thể gây tác hại cho website của bạn rất lớn. Google sẽ không index hoặc index chậm nội dung mà bạn đăng tải trong tương lai vì cho rằng các nội dung bạn đăng tải kém chất lượng. Thậm chí là bỏ qua.
Vậy, nên nghiên cứu các loại từ khóa nào?
- Từ khóa chính cho bài viết
- Từ khóa liên quan
- Từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI)
- Các câu hỏi
- Dạng nội dung google ưu tiên hiển thị cho truy vấn đó.
Vì sao những yếu tố này quan trọng? Bởi lẽ nếu google ưu tiên hiển thị cho kết quả truy vấn là video. Trong khi đó bài viết của bạn tối ưu hình ảnh rất nhiều, thì nội dung của bạn sẽ không thể vượt qua được đối thủ. Từ khóa liên quan và từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn giúp cho chủ đề của bạn rõ ràng hơn.
Tối ưu từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên:
Không có lý do gì để bạn viết một bài về thức ăn cho chó mà không đề cập đến từ khóa “thức ăn cho chó” đầu tiên cả. Rất đơn giản để tối ưu mặc dù tôi là một người không giỏi văn cho lắm.

Con bọ google sẽ crawl website của bạn từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, vì vậy để từ khóa trong 100 từ đầu sẽ là một chiến lược khôn ngoan giúp google hiểu hơn về nội dung chủ đề của bạn.
Thẻ heading 1 chứa từ khóa
Thật ngớ ngẩn, anh đang chỉ tôi tối ưu hóa quá liều sao? Google không xem website của bạn một cách tổng thể mà đánh giá dựa trên các yếu tố của website. Bạn không thể từ bỏ việc để từ khóa trong 100 từ đầu tiên đổi lấy việc đặt từ khóa trong heading 1 hoặc ngược lại. Bạn nên xem xét các yếu tố một cách riêng lẻ.
Trong website wordpress, thông thường sẽ sử dụng tiêu đề bài viết làm thẻ heading 1. Điều này cũng đúng khi bạn tối ưu từ khóa vào tiêu đề.
Bộ ba tính hiệu tốt nhất bạn nên có từ khóa xuất hiện đó là:
- Url
- Tiêu đề
- Mô tả
Tối ưu từ khóa chính trong Subheading
Từ khóa chính xuất hiện trong subheading dưới dạng từ khóa liên quan hoặc từ khóa đuôi dài rất tốt cho SEO.
Ví dụ bạn muốn ranking với từ khóa “thức ăn cho chó” và bạn có một subheading: “Chọn thức ăn cho chó”

Điều này đề cập đến từ khóa chính của bạn một cách tự nhiên. Tốt cho người đọc (users) và cả công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng từ khóa liên quan, từ khóa đồng nghĩa trong các subheading 3,4,5,6 miễn sao tự nhiên nhất.
Tối ưu mật độ từ khóa chính:
Không tự nhiên mà đa số các plugin All in One ngày nay đều sử dụng chỉ số mật độ từ khóa trong seo làm thước đo tối ưu seo onpage.
Việc từ khóa chính xuất hiện với một mật độ vừa phải giúp cho bot google hiểu hơn về nội dung của website bạn.
Không thể nào một website nói về “thức ăn cho chó” mà trong bài viết không đề cập hay đề cập rất ít đến cụm từ này được.
Những nhà phân tích SEO chuyên nghiệp còn tính đến việc xem xét sự xuất hiện đồng thời của các cụm từ so với vị trí xếp hạng của website đó thông qua chỉ số TF-IDF.
Tối ưu hóa hình ảnh (images):
Hình ảnh là tài nguyên quan trọng trong SEO. Hình ảnh unique không copy từ các nguồn nào khác được google ưu tiên hơn là những hình ảnh tải từ website khác.

Một số yếu tố bạn có thể tối ưu hình ảnh trong Seo Onpage:
- Tối ưu kích thước hình ảnh vừa khung hình cuộn của khách hàng
- Tối ưu dung lượng hình ảnh <100kb
- Tối ưu thẻ alt tag của hình ảnh
- Tối ưu geotag cho hình ảnh
- Sử dụng định dạng images được khuyên dùng như JPEG, Webp..vv.
- Thêm chú thích cho người dùng
Việc tối ưu hình ảnh giúp google hiểu về nội dung hình ảnh. Đồng thời cũng giúp cho website bạn tải nhanh hơn so với các hình ảnh không được tối ưu.
Tối ưu internal link và outlink:
Nhiều Seoer cho rằng, việc out link ra ngoài sẽ làm giảm sức mạnh của website. Tuy nhiên, từ nhiều case thực tế Max Seo cho rằng. Việt Outlink ra các website uy tín, cùng chủ đề và liên quan góp phần làm rõ hơn về chủ đề cho website của bạn. Ví dụ bạn viết một bài viết về: “ Thức ăn cho chó bugs” và outlink giải thích về giống chó này từ wikipedia.
Tuyệt vời, cực kì liên quan và bạn có 1 điểm trong mắt google rồi đấy.

Internal link phân phối sức mạnh và điều hướng người dùng cực kì cao. Việc sử dụng internal link giúp google hiểu hơn về cụm chủ đề mà website bạn nói đến. Có hai cấu trúc link mà các Seoer vẫn thường dùng là:
- Cấu trúc silo
- Cấu trúc topic cluster
Internal link giúp phân phối link juice đến khắp các trang trên website của bạn. Hay tập trung sức mạnh cho một trang bạn muốn seo.
Chất lượng nội dung và độ dài bài viết:
Chất lượng nội dung bài viết rất quan trọng. Vì sao, vì google sinh ra hẳn một thuật toán gọi là google panda để phạt những trang web có nội dung copy, nội dung mỏng hoặc spam nội dung.
Vì vậy, việc đầu tư vào chất lượng bài viết rất quan trọng. Không có thước đo nào cho một nội dung chất lượng. Bạn có thể hình dung kiểu nội dung trên 1000 từ, chứa từ khóa chính .v.v Nhưng thực ra, một cách để đo lường nội dung tốt nhất đó là xem nội dung của đối thủ.
Một số tip giúp bạn vượt mặt đối thủ khi viết content:
- Nên viết đủ nội dung trước khi viết dài
- Lưu ý về search intent của người dùng, người dùng thích nội dung video nhưng bạn lại tạo bài viết 2000 từ thì không đúng cho lắm.
- Lên outline tỉ mỉ. Việc này giúp bạn biết được bạn sẽ viết gì và cần thông tin gì.
- Đưa nội dung độc đáo vào bài viết
- Sử dụng đoạn văn ngắn, dưới 300 từ cho nội dung của bạn
Tất nhiên sau khi viết bằng đối thủ, bạn nên đưa ra các nội dung vượt lên trên đối thủ của mình. Độc đáo hơn giúp cho google đánh giá nội dung của bạn tốt hơn.
TỐI ƯU TIÊU ĐỀ VÀ MÔ TẢ ĐỂ TĂNG CTR
Thẻ tiêu đề và mô tả là 2 yếu tố xuất hiện trực tiếp trên google. Giúp cho người dùng quyết định sẽ click vào website nào để đọc nội dung hoặc mua hàng.
Vì vậy, hai yếu tố này tác động trực tiếp đến CTR của website bạn. Bạn đã biết cách tối ưu title và meta description để tăng tỉ lệ click chưa?

Tối ưu thẻ tiêu đề seo (title):
Như Max Seo đề cập ở trên, việc tối ưu tiêu đề giúp thu hút người dùng click vào website của bạn. Dưới đây là một số tiêu chí chúng tôi đã áp dụng thành công trong nhiều dự án bạn có thể tham khảo:
- Độ dài tiêu đề: 60 kí tự cho hiển thị tốt trên giao diện mobile và PC
- Chứa từ khóa chính, từ khóa đồng nghĩa và ở đầu tiêu đề về phía bên trái
- Chứa từ ngữ cảm xúc như: Chỉ còn, chưa hề biết, đừng,…vv
- Tiêu đề chưa một con số: Top #1, 3 Tips, Chỉ 15 phút …
- Tiêu đề nên chứa từ ngữ gây sốc hoặc tạo sự khan hiếm: Chỉ còn, Duy nhất, ..vv.
Tiêu đề thực sự quan trọng, vì vậy bạn nên dành thời gian để tối ưu tiêu đề cho website của mình.
Tối ưu thẻ mô tả (meta description):
Gần đây, google không sử dụng thẻ meta description để hiển thị cho các truy vấn của người dùng. Mà thay vào đó, hiển thị trực tiếp nội dung bên trong bài viết mà họ nghĩ là liên quan.
Tuy nhiên, nội dung trong thẻ meta description thực sự quan trọng để giúp google xếp hạng cho bài đăng của bạn. Một thẻ meta giàu từ khóa được khuyến khích cho seoer. Vậy làm sao để tối ưu thẻ meta description?
Bạn nên note lại những lưu ý dưới đây:
- Thẻ meta description không quá 155 kí tự
- Chứa từ khóa seo, từ khóa liên quan một cách tự nhiên nhất
Tối ưu tốt thẻ meta description cũng giúp cho website bạn nhận được lượt click tăng đáng kể.
TIPS SEO ONPAGE NÂNG CAO 2021
Đây là những tips giúp bạn tăng trưởng thứ hạng tốt hơn đã được Max Seo thử nghiệm qua nhiều case trong thực tế.
Internal link nâng cao:
Chắc bạn thắc mắc, quái ông này đã nhắc đến internal link ở trên. Sao lại nhắc tiếp internal link ở dưới này nữa.
Tất nhiên đây là tips nâng cao ít người chia sẻ cho những seoer mới bước vào nghề.
Internal link nâng cao sử dụng khi nào?
Tất nhiên nếu sau một khoảng thời gian website bạn đã đạt được yêu cầu. Có đủ traffic, có đủ doanh thu,.v.v thì chẳng việc gì bạn phải internal link lại cả. Nhưng nếu bạn gặp 2 trường hợp này, thì chắc chắn bạn phải điều chỉnh lại internal link của mình.
- Từ khóa không lên đúng với url mong muốn
- Từ khóa muốn xếp hạng kẹt ở vị trí trang 2, hoặc top 7,8 không lên
Thì thực sự bạn sẽ phải xem đi xem lại tips này của Max Seo.
Xử lý website không lên đúng với url mong muốn:
Bạn sẽ phải xem xét xem, url mong muốn có lên với từ khóa mong muốn. Trong trường hợp từ khóa không lên với url mong muốn. Bạn phải tiến hành đi internal link từ khóa chính xác từ bài đang ranking về bài viết chính.
Nếu không lên nữa thì làm sao? Tiếp tục sử dụng internal link từ khóa chính xác cho các bài hỗ trợ (sub topic) về bài cần seo.
Nếu không lên tiếp nữa? Bạn có thể phải xem xét việc đi thêm backlink để tạo tín hiệu cho google biết.
Những lưu ý trên bạn nên thao tác trong một khoảng thời gian nhất định từ 10 – 15 ngày để tracking lại kết quả. Nếu bạn làm liên tục những điều trên thì thật sự bạn sẽ không biết điều gì giúp website của bạn cải thiện thứ hạng.
Từ khóa kẹt mãi ở vị trí trang 2,3 hoặc top 7,8
Loại trừ khả năng từ khóa của bạn đang bị duplicate content. Thì chiến lược internal link sau có thể giúp ích cho bạn.

Sử dụng Google Analytics để tìm ra bài viết nào đang nhận nhiều traffic. Bước tiếp theo là đi internal link từ bài viết đó về bài cần seo giúp tăng sức mạnh và điều hướng người dùng về đúng trang chuyển đổi của bạn.
Sử dụng ahref để tìm kiếm TOP PAGE, đây là những trang được đánh giá mạnh nhất của website bạn. Sử dụng những bài viết TOP PAGE cùng chủ đề để đi internal link về bài viết cần seo cũng rất hiệu quả.
Tham gia ngay khóa học: Đào tạo Seo nâng cao để biết thêm nhiều kỹ thuật SEO nâng cao khác!
Kỹ thuật Content Gap
Đây là kỹ thuật sử dụng sau khi bài viết đã có lượng traffic nhất định (từ 3 – 6 tháng). Kỹ thuật Content Gap giúp bạn tìm kiếm các cơ hội ranking từ đối thủ của bạn. Sử dụng công cụ Ahref, bạn có thể phân tích những từ khóa mà đối thủ đang ranking mà bạn không được xếp hạng trên một url cụ thể.. Và tối ưu những từ khóa đó cho website của bạn.
Chính xác bạn phải làm gì?
- Copy url bạn muốn tăng thứ hạng cao hơn, dán vào tab Site Explorer của Ahref
- Trên toolbar bên trái, click chọn Content Gap
- Để 10 url đối thủ của bạn vào
- Kiểm tra xem từ khóa nào của đối thủ có mà bạn không có
- List từ khóa và tối ưu cho bài viết của bạn
Đây được đánh giá là một trong những chiến lược seo onpage ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao.
CÔNG CỤ CHECK SEO ONPAGE HIỆU QUẢ:
Việc view source code để kiểm tra onpage thủ công thật sự chẳng vui tí nào. Hơn hết, việc check seo onpage đòi hỏi phải nhanh, chính xác và thực sự hiệu quả.

Vì vậy bạn cần phải có…
Các công cụ check seo onpage nhanh chóng:
Có rất nhiều công cụ seo giúp check SEO onpage rất nhiều quả. Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:
- Screaming Frogs
- Ahref
- Moz
- Semrush
Các Extension cũng giúp bạn check onpage rất hiệu quả:
- Web developer
- Seo quake
- Nofollow extension
Max Seo rất thích extension Web developer vì tính đa nhiệm của nó. Bạn có thể cài đặt thử và trải nghiệm.
Checklist Seo onpage cho người mới bắt đầu:
Có phải bạn cần một checklist seo onpage? Rất may mắn Max Seo có sẵn một checklist cho bạn đây!
Bạn có thể sử dụng trực tiếp tại website hoặc tải xuống qua nút bên dưới.
Nếu bài viết “Seo Onpage là gì?” thực sự hữu ích cho công việc SEO của bạn. Đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!