Meta Description Là Gì? Cách Viết Thẻ Mô Tả SEO Chuẩn

Đăng tải : 23/04/2023
Meta description là gì

Meta descriptionSEO title là hai yếu tố cực kỳ quan trọng khi tiến hành tối ưu SEO cho một website. Vậy bạn đã biết meta description là gì? Cách tối ưu thẻ meta SEO chuẩn chỉnh chưa? Ở bài viết này, Max Seo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tối ưu thẻ mô tả chi tiết. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp checklist chi tiết tối ưu thẻ này giúp bạn có thể áp dụng cho mọi dự án SEO sau này. Bắt đầu thôi!

Meta Description là gì?

Thẻ Meta Description là một thẻ quan trọng trong SEO, giúp mô tả tóm tắt nội dung trang web của bạn với độ dài khoảng 155-160 ký tự. Khi xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, Meta Description sẽ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web của bạn một cách nhanh chóng và chính xác.

Meta description là gì?
Meta description là gì?

Thẻ mô tả hiển thị ở đâu?

Hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google

Thẻ mô tả xuất hiện dưới urlthẻ seo title của một website, cung cấp nội dung tóm tắt của bài viết, trang web mà bạn đã tìm kiếm. Xem chi tiết thẻ mô tả mà Max Seo đã tạo cho website chúng tôi hiển thị trên SERP.

Vị trí meta description trên google
Vị trí meta description trên google

Hiển thị khi chia sẻ Social

Ngoài việc hiển thị cho người dùng khi tìm kiếm trên Google, thẻ mô tả còn giúp hiển thị thông tin website, bài viết khi chia sẻ lên social. Giúp mọi người dễ dàng nắm được thông tin website để truy cập khi phát sinh nhu cầu. Dưới đây là hình ảnh bài viết tại Max Seo mà chúng tôi chia sẻ lên twitter.

Hiển thị dạng code html

Nếu bạn là dân chuyên code, bạn có thể dễ dàng tìm thấy dòng code quy định thẻ meta của một website bất kỳ. Dưới đây là một ví dụ từ chính bài viết này các bạn đang xem.

<meta name="description" content="Thẻ Meta Description là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ mô tả SEO hiệu quả giúp tăng CTR cho website của bạn." />

Tại sao phải tối ưu thẻ mô tả SEO?

Tối ưu thẻ mô tả SEO giúp cho cả người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu hơn về nội dung của bạn. Dưới đây là các lợi ích mà việc tối ưu thẻ meta description mang lại cho google và user:

Đối với người dùng

Đối với người dùng, thẻ mô tả cung cấp thông tin tóm tắt về sản phẩm dịch vụ mà họ sắp truy cập. Tạo niềm tin rằng họ không truy cập vào website độc hại hoặc nội dung không phù hợp với nhu cầu của họ.

Ngoài ra, việc tối ưu tốt thẻ mô tả giúp thu hút người dùng chú ý đến trang web của bạn hơn so với các website khác. Tăng tỉ lệ nhấp (CTR) cho website bạn. Giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ hiệu quả.

Đối với công cụ tìm kiếm

Thẻ meta description giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website đang đề cập một cách nhanh chóng mà không cần truy cập vào toàn bộ bài viết. Điều này giúp tăng khả năng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO

Chà, đây quả thực là phần quan trọng mà bạn đang tìm kiếm đúng không? Ở phần này, Max Seo sẽ hướng dẫn bạn checklist tối ưu thẻ meta chuẩn SEO mà chúng tôi đang áp dụng cho toàn bộ quá trình SEO Onpage các dự án hiện tại.

  1. Tạo thẻ meta description duy nhất cho mỗi trang
  2. Thẻ mô tả phải cung cấp tóm tắt nội dung bài viết
  3. Có nên tạo description hàng loạt?
  4. Có độ dài hợp lý
  5. Phải chứa từ khóa chính
  6. Tránh trùng lặp với các website khác
  7. Chứa từ ngữ kêu gọi hành động
  8. Tránh nhồi nhét từ khóa

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác, chúng tôi đã list khoảng 12 yếu tố ngay dưới đây. Đọc tiếp để nhận những lời khuyên chi tiết từ các chuyên gia SEO tại Max Seo cho các yếu tố này nhé.

1. Thẻ meta description phải duy nhất trên mỗi trang

Trong hướng dẫn cách viết đoạn mô tả meta của mình, Google đã chỉ ra rằng: “Việc tạo ra các đoạn mô tả meta giống nhau trên mọi trang web không mang lại sự hữu ích cho người dùng”. Vì vậy, bạn nên tạo thủ công thẻ mô tả SEO riêng biệt cho các trang trên website của mình, nhất là trang chủ và các trang SEO chính.

Để minh chứng cho sự hữu ích của thẻ mô tả SEO, bạn hãy cùng Max SEO xem case study mà chúng tôi đã thực hiện cho website bán áo bóng đá theo yêu cầu. Chúng tôi có khoảng 40 danh mục áo bóng đá của 40 đội tuyển, quốc gia khác nhau. Ban đầu khi chưa tối ưu thẻ mô tả, danh mục của chúng tôi được index nhưng không được xếp hạng trên Google (ngoài 100). Ngay sau khi chúng tôi tiến hành tối ưu meta description và một số yếu tố khác. Từ khóa “áo đội tuyển Đức” đã tăng trưởng rất tốt. Bạn có thể theo dõi biểu đồ bên dưới.

case study tối ưu thẻ meta description
Case study tối ưu thẻ meta description

2. Thẻ mô tả SEO phải cung cấp đúng nội dung bài viết

Thẻ meta description của bạn phải cung cấp đúng nội dung bài viết để khách hàng và google có thể hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải. Không nên sử dụng thẻ mô tả chỉ để quảng cáo, hoặc mô tả lan man không đúng trọng tâm bài viết. Bạn có thể đưa một số thuộc tính, đánh giá nếu bạn đang tối ưu cho một sản phẩm. Các thông tin về tác giả, ngày đăng… nếu là một bài viết blog.

3. Có thể tạo thẻ meta description hàng loạt không?

Với những dự án nhỏ, khoảng vài chục đến vài trăm trang SEO bạn hoàn toàn có thể tối ưu thẻ mô tả thủ công bằng tay. Nhưng nếu bạn đang thực hiện SEO cho một website thương mại điện tử, thì việc tối ưu meta description cho hàng ngàn sản phẩm là không khả thi. Lúc này, bạn cần tạo hàng loạt dựa trên các công cụ hỗ trợ như plugin SEO. Bạn có thể đưa các yếu tố khác biệt của các sản phẩm vào mô tả như tên, mã sản phẩm, đặc tính nổi bật. Lưu ý không nên sử dụng mô tả chứa chuỗi từ khóa dài sẽ không hữu ích cho người dùng và ít được xuất hiện trên google.

4. Thẻ mô tả của bạn nên có độ dài hợp lý

Hầu hết các website hướng dẫn sẽ khuyên bạn nên sử dụng một thẻ mô tả dài 155 kí tự. Tuy nhiên điều này là không chính xác, việc bạn tạo thẻ meta description dài 155 kí tự vẫn có thể bị cắt ngắn khi hiển thị bên ngoài kết quả tìm kiếm của Google. Vậy bao nhiêu là tối ưu?

tối ưu độ dài thẻ meta description
Tối ưu độ dài thẻ meta description

Thực tế, bạn phải tạo một đoạn mô tả dài tối đa 920px. Điều này có gì khác biệt so với 155 kí tự, thực tế các kí tự có độ dài tính theo pixel khác nhau. Ví dụ giữa chữ C có độ dài 10px, trong khi đó chữ c thường có độ dài chỉ 7px. Nhưng mà… làm sao tôi có thể đo được pixel này?

Rất đơn giản, bạn có thể sử dụng plugin Rank Math SEO để đo chính xác độ dài của thẻ mô tả mà mình đã tạo. Điều này cũng đảm bảo đoạn mô tả của bạn hiển thị tốt, không bị cắt ngắn gây tối nghĩa trên Google.

5. Mô tả phải chứa từ khóa SEO chính

Bạn nên tạo đoạn mô tả chứa từ khóa SEO của bạn, bởi lẽ khi người dùng tìm kiếm. Google sẽ so khớp và làm nổi bật (in đậm) các từ khóa này lên trong kết quả tìm kiếm. Hơn nữa đây cũng là yếu tố để xếp hạng từ khóa quan trọng.

Meta description nên chứa từ khóa
Meta description nên chứa từ khóa

6. Tránh trùng lặp với website khác

Thẻ meta description của bạn cũng nên khác biệt với các website khác, việc copy có thể sẽ khiến trang web bạn bị thuật toán Google Panda ghé thăm. Tuy nhiên, nếu các thẻ meta của các website khác có chứa một số từ khóa chung và đặc biệt. Bạn cũng nên cân nhắc đưa các từ này vào trong thẻ mô tả của mình để giúp google hiểu thẻ mô tả của bạn dựa trên dữ liệu đã có từ trước. Nhưng nên nhớ, không được copy y nguyên.

7. Tránh nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả

Những năm 2013 – 2015 google chưa có khả năng đọc hiểu sâu sắc nội dung của một website. Chiến lược nhồi nhét toàn bộ từ khóa liên quan vào thẻ meta giúp các trang web tăng trưởng thứ hạng nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, Google đã phát triển nhiều thuật toán để phạt những website làm điều này trong thẻ mô tả. Vì vậy việc nhồi nhét từ khóa trong thẻ meta description là điều nên tránh hàng đầu.

8. Chứa các từ kêu gọi hành động

Khi sử dụng các từ kêu gọi hành động như xem ngay, click ngay, nhận ưu đãi ngay hôm nay, click xem chi tiết, liên hệ ngay, dùng thử ngay, miễn phí… giúp người dùng biết được họ nên làm gì tiếp theo, tăng CTR cho website. Vì vậy, khi tối ưu meta description bạn nên thêm các từ kêu gọi hành động để thẻ mô tả của mình trở nên hấp dẫn hơn.

9. Không sử dụng ngoặc kép “” trong mô tả

Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong mô tả thường khiến công cụ tìm kiếm nhiều nhầm đấy là đoạn trích dẫn, và nội dung sẽ kết thúc ngay sau dấu nháy kép đóng. Làm cho nội dung của bạn bị cắt ngắn, không đầy đủ thông tin thậm chí là tối nghĩa.

10. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc làm nổi bật meta description

Sử dụng các loại dữ liệu có cấu trúc như đánh giá sao, hình ảnh, khoảng giá,… giúp kết quả hiển thị của bạn nổi bật hơn so với các nội dung khác trên Google.

Sử dụng schema giúp làm nổi bật meta description
Sử dụng schema giúp làm nổi bật meta description

Website bạn sẽ trở nên uy tín hơn trong mắt người dùng, kích thích họ click để xem các nội dung trên website.

11. Sử dụng emoji

Có những website sử dụng các emoji như ✅, ✔️,… giúp đoạn mô tả và website của bạn trở nên nổi bật hơn. Bạn có thể sử dụng xen kẽ với các tính từ mạnh như ✔️Giá Tốt, ✔️Giao nhanh, ✔️Bảo hành… để đạt được hiệu quả CTR tốt nhất.

12. Đưa thương hiệu của bạn vào meta description

Nếu thương hiệu bạn ngắn gọn, hoặc có tên gọi khác ngắn gọn bạn nên đưa vào trong thẻ mô tả SEO. Nếu khách hàng có nhu cầu, tìm kiếm các nội dung liên quan hết sản phẩm và dịch vụ luôn bắt gặp thương hiệu của bạn trên Google. Họ sẽ trở nên quen thuộc và tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.

Xem thêm: Chiến lược internal link hiệu quả, tăng trưởng hàng ngàn từ khóa

Hướng dẫn tạo thẻ meta description bằng Plugin

Có rất nhiều cách để tạo thẻ meta description cho một website. Nhưng cách dễ nhất với hầu hết các website sử dụng CMS WordPress đó là các plugin hỗ trợ tối ưu SEO. Dưới đây là hướng dẫn tạo thẻ mô tả SEO sử dụng plugin Rank Math SEO.

Bước 1: Tải và cài đặt plugin Rank Math SEO tại đây!

Cài đặt plugin Rank Math SEO
Cài đặt plugin Rank Math SEO

Bước 2: Đăng nhập website dưới quyền quản trị, hoặc tác giả -> Bấm chỉnh sửa

Tối ưu meta description bằng rank math seo bước 2
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 2

Bước 3: Click nút Edit Snippet trên bảng tối ưu của Rank Math SEO

Tối ưu meta description bằng rank math seo bước 3
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 3

Bước 4: Điền thẻ mô tả của bạn, lưu ý giới hạn ký tự và pixel của thẻ mô tả. Bạn chỉ cần điền như thế nào mà thanh tối ưu báo xanh là được nhé.

Tối ưu meta description bằng rank math seo bước 4
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 4

Bước 5: Lưu lại và kiểm tra.

Mẹo viết thẻ mô tả hay cho các trang trên website

Với mỗi website sẽ có những nội dung khác nhau, dưới đây là một mẹo tối ưu thẻ mô tả cho từng trang quan trọng trên website của bạn.

1. Viết SEO meta description cho trang chủ:

Đầu tiên, bạn phải xác định được rằng bạn có tối ưu SEO cho trang chủ với từ khóa nào không? Nếu có bạn sẽ tối ưu từ khóa này vào thẻ mô tả. Nếu không, bạn hãy tập trung tối ưu với thương hiệu.

  • Chứa từ khóa mục tiêu cần SEO
  • Không SEO từ khóa nên tối ưu với thương hiệu
  • Nên giới thiệu chuyên môn lĩnh vực
  • Giới thiệu dịch vụ mà các bạn cung cấp
  • Đảm bảo độ dài, chứa từ khóa CTA

2. Viết mô tả cho trang danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm là trang rất quan trọng, hầu hết sẽ tăng trưởng với các từ khóa chung ví dụ: mua macbook pro, laptop dell, điện thoại samsung…v.v vì vậy khi viết thẻ mô tả cho danh mục, bạn nên tối ưu từ khóa cần SEO. Liệt kê các sản phẩm tiêu biểu trong danh mục. Đưa ra các chính sách như bảo hành, vận chuyển để khách hàng yên tâm hơn.

Ví dụ tối ưu thẻ meta description cho danh mục sản phẩm
Thế Giới Di Động và Cell Phone S đề cập đến các dòng sản phẩm nổi bật, các chính sách như mua online, giao siêu tốc, hỗ trợ trả góp trong thẻ mô tả SEO.

3. Tối ưu thẻ mô tả SEO cho trang sản phẩm

Đối với trang sản phẩm, bạn cũng nên đảm bảo độ dài và chứa từ khóa cần SEO. Ngoài ra với trang sản phẩm, bạn nên thêm các đặc tính nổi bật của sản phẩm vào. Các chính sách khuyến mãi của doanh nghiệp trong thẻ mô tả cũng rất quan trọng. Cũng Max Seo xem cách tối ưu thẻ mô tả sản phẩm cực độc đáo của Cell Phone S cho sản phẩm Asus Zenbook 14 Flip OLED:

Ví dụ tối ưu thẻ meta description cho sản phẩm
Cell Phone S tối ưu thông số card, chip xử lý, dung lượng ram, loại ram, kích thước màn hình… trong thẻ mô tả SEO

4. Tối ưu cho trang dịch vụ

Với trang dịch vụ các bạn cũng nên tối ưu như các trang sản phẩm, thẻ meta description phải đảm bảo chứ từ khóa và đủ độ dài. Đề cập đến ưu điểm của dịch vụ của bạn, các cam kết, chính sách bảo hành mà dịch vụ bạn có. Bạn cũng nên sử dụng các từ khóa cảm xúc, kêu gọi hành động. Cùng xem ví dụ Max Seo tối ưu cho trang dịch vụ seo tổng thể của mình:

Tổng kết

Max Seo đã giải thích chi tiết thẻ meta description là gì? Gợi ý cho bạn checklist tối ưu thẻ mô tả SEO tốt nhất. Đề xuất một số tối ưu tốt nhất cho các trang quan trọng trên website như trang chủ, trang sản phẩm, trang dịch vụ, danh mục. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè hay để lại bình luận ngay bên dưới nhé.

Câu hỏi thường gặp về thẻ meta description:

Meta Description SEO là gì?

Thẻ Meta Description là phần mô tả tóm tắt nội dung của một trang web. Nội dung mô tả này sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google với giới hạn khoảng 160 ký tự. Tuy nhiên, nếu mô tả của bạn quá dài hơn, thì không nên cắt bớt vì điều này có thể làm mất đi thông tin quan trọng. Độ dài lý tưởng cho phần mô tả này là trong khoảng từ 160 đến 250 ký tự, giúp hiển thị đầy đủ thông tin cần thiết cho người dùng tìm kiếm.

Meta Description viết như thế nào?

Tóm tắt về cách viết thẻ meta description tốt nhất:

  1. Tạo thẻ meta description duy nhất cho mỗi trang
  2. Thẻ mô tả phải cung cấp tóm tắt nội dung bài viết
  3. Có nên tạo description hàng loạt?
  4. Có độ dài hợp lý
  5. Phải chứa từ khóa chính
  6. Tránh trùng lặp với các website khác
  7. Chứa từ ngữ kêu gọi hành động
  8. Tránh nhồi nhét từ khóa

Meta Description nằm ở đâu?

Phần mô tả meta (meta description) được đặt ngay dưới tiêu đề (title) và liên kết (URL) trên trang kết quả tìm kiếm, do đó nó có sức ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của trang web. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng từ khóa trong phần mô tả meta là một tín hiệu cho thấy sự phù hợp của trang web đó với từ khóa tìm kiếm, giúp cải thiện hạng của trang trên bộ máy tìm kiếm.

5/5 - (7 bình chọn)
Quốc Bảo
Mình là Quốc Bảo hiện đang là CEO tại Max Seo một công ty chuyên cung cấp dịch vụ seo chuyên nghiệp, uy tín. Mình có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và thực chiến SEO đa lĩnh vực. Tự tin có thể giúp website của bạn ranking top cao trên Google.

Đọc tiếp:

Contact Me on Zalo

Pin It on Pinterest