Technical SEO là một trong bộ 3 trụ cột quan trọng trong SEO gồm Technical SEO, SEO Onpage và SEO Offpage. Thế nhưng bạn đã nắm rõ cách tối ưu technical SEO hiệu quả cho website của doanh nghiệp mình. Cùng Max Seo khám phá “Technical SEO là gì?” và các bước để xây dựng chiến lược technical tốt nhất.
Technical SEO là gì?
Technical SEO (hay còn gọi là SEO kỹ thuật) là quá trình tối ưu website của doanh nghiệp giúp các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin, index và xếp hạng cho trang web của bạn. Ngoài ra technical SEO còn giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập website.

Tại sao technical SEO quan trọng?
Đối với các công cụ tìm kiếm, việc tối ưu kỹ thuật cho website chuẩn giúp các bot của các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy website, thu thập dữ liệu, phân tích và lập chỉ mục. Từ đó lấy cơ sở để xếp hạng cho các nhóm từ khóa SEO mà doanh nghiệp nhắm tới.
Đối với người dùng, technical SEO giúp cải thiện trải nghiệm người dùng hiệu quả. Bằng chứng là việc tối ưu technical giúp website tải nhanh hơn, cung cấp sơ đồ và các liên kết giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các nội dung mà họ mong muốn trên website bạn.
Tối ưu technical SEO gồm những gì?
Tối ưu về mặt kỹ thuật cho website bao gồm rất nhiều yếu tố, trong bài viết này Max Seo sẽ giúp bạn tìm hiểu các yếu tố dưới đây:
- Cải thiện tốc độ truy cập của website
- Tối ưu giao diện mobile website
- Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO
- Xử lý nội dung trùng lặp
- Tạo và quản lý canonical
- Tạo sitemaps cho website
- Tạo và tối ưu tệp robots.txt
- Thêm schema
- Bảo mật website bằng SSL
Cùng Max Seo tìm hiểu chi tiết từng yếu tố trên ngay sau đây nhé.
Cải thiện tốc độ truy cập của website
Google và các công cụ tìm kiếm đánh giá cao một website có tốc độ tải trang nhanh. Đây là tín hiệu về chất lượng trang web hoàn hảo và sẽ được Google thưởng trong bảng xếp hạng của mình. Không chỉ giúp cho quá trình xếp hạng website tốt hơn, nó còn mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng.

Để cải thiện tốc độ truy cập website, bạn có thể cân nhắc tối ưu các yếu tố sau:
Lựa chọn hosting tốc độ cao
Hosting tốc độ cao giúp trả lời các phản hồi của người dùng một cách nhanh chóng. Giúp cải thiện tốc độ truy cập website hiệu quả. Với những website phục vụ cho khách hàng tại Việt Nam, bạn nên ưu tiên các đơn vị lưu trữ đặt máy chủ trong nước. Vì như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website ở các thời điểm đứt cáp.

Nếu website của bạn có lượng dữ liệu lớn, người dùng truy cập nhiều bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại VPS hoặc Cloud hosting để tăng tốc cho website mình.
Nén css, giảm các css không dùng đến
CSS dùng để định kiểu cho nội dung trên website, tuy nhiên không phải lúc nào website cũng sử dụng toàn bộ các css mặc định trên wordpress. Vì vậy một số css không dùng đến và làm chậm website. Việc của bạn là tối ưu và giảm thiểu các css không dùng đến. Ngoài ra bạn cũng nên nén css để làm giảm dung lượng file giúp website tải nhanh hơn.
Nén và tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là nguyên nhân phổ biến khiến website của bạn ì ạch. Với những website không quan trọng về mặt hình ảnh, bạn nên cân nhắc điều chỉnh dung lượng hình ảnh dưới 300kb. Với những website chú trọng hình ảnh như thời trang, nội thất,… bạn nên để dung lượng <500kb.

Bạn cũng nên chuyển định dạng hình ảnh từ png, jpg, jpeg,… sang định dạng webp. Webp là công nghệ nén hình ảnh do Google nghiên cứu và phát triển, giúp giảm dung lượng hình ảnh đáng kể mà không làm thay đổi nhiều về chất lượng hình ảnh. Hiện nay hầu hết các trình duyệt đã hỗ trợ webp.
Trì hoãn các javascript kém quan trọng
Tương tự như css, các thành phần javascript cũng không phải luôn được sử dụng. Bạn nên cân nhắc bật tùy chỉnh nén javascript và trì hoãn các js không cần thiết giúp website tải nhanh hơn.
Xử lý các redirect 301 trên website
Khi người dùng click vào các liên kết chuyển hướng, họ phải đợi một khoảng thời gian nhỏ vài giây để website tiến hành chuyển hướng link cũ sang link mới và hiển thị nội dung cho bạn. Điều này cũng làm giảm trải nghiệm người dùng, các liên kết redirect 301 này cũng làm thất thoát link juice của website.
Tối ưu hóa giao diện Mobile
Doanh số bán hàng các website thương mại điện tử trên nền tảng di động ước tính chiếm khoảng 42,9% vào năm 2024 . Vì vậy việc tối ưu giao diện trên điện thoại vô cùng quan trọng. Bạn có thể cân nhắc cài đặt AMP cho website để tối ưu trên nền tảng mobile.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google để kiểm tra xem liệu website mình có được tối ưu trên các thiết bị di động hay không.
Tối ưu hóa cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website tốt giúp người dùng dễ dàng điều hướng tới nội dung cần thiết trên website. Nó cũng giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy, lập chỉ mục và xếp hạng content trên website. Vậy làm sao để tối ưu cấu trúc cho trang web.
Thêm breadcrumb
Breadcrumb là đoạn liên kết giúp người dùng xác định được vị trí của mình trên website. Giúp họ dễ dàng điều hướng đến các nội dung mong muốn. Nó cũng giúp bot của các công cụ tìm kiếm xác định cấu trúc của một trang web.

Tối ưu Url
Url là đường dẫn của một trang trên website, giúp người dùng dễ dàng truy cập và khám phá nội dung trên trang đó. Url chuẩn SEO nên chứa từ khóa nhằm giúp người dùng xác định được nội dung của đường liên kết họ sắp truy cập. Nâng cao sự uy tín của url đó trong mắt người dùng.

Tối ưu internal link
Đừng bắt khách hàng click nhiền lần hoặc phải tìm kiếm nội dung khác trên website một cách khó nhọc. Bạn nên thêm các internal link vào bài viết giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các nội dung khác liên quan.

Internal link cũng giúp điều phối sức mạnh của website, giúp các bot tìm kiếm hiểu được nội dung nào quan trọng và ưu tiên lập chỉ mục, xếp hạng cho nội dung đó.
Xử lý trang mồ côi
Trang mồ côi là trang không nhận được các internal link trỏ tới và các liên kết trỏ đi. Điều này gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm cũng như người dùng có thể điều hướng hoặc tìm ra trang này trên website. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm các trang này trên website của mình và liên kết nó với các nội dung liên quan khác.

Xử lý nội dung trùng lặp
Trong quá trình sáng tạo content cho website, bạn có thể đã vô tình tạo ra các trang trùng lặp trên website. Điều này ảnh hưởng xấu đến nội dung chính, làm cho các nội dung này cạnh tranh lẫn nhau. Một số cách xử lý phổ biến là sử dụng thẻ canonical và chuyển hướng về phiên bản chính tắc.
Tối ưu thẻ canonical cho website
Canonical là một mã code cho phép công cụ tìm kiếm xác định được đâu là trang chính tắc cho các nội dung trùng lặp. Với tùy chọn mặc định, trang web sẽ được canonical về chính nó. Nếu website xuất hiện các nội dung trùng lặp và không thể xóa (ví dụ như sản phẩm nhiều biến thể) bạn có thể sử dụng thẻ này để chỉ định trang chính tắc cho các công cụ tìm kiếm.
Tạo sitemap cho trang web
Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web chứa tập hợp tất cả những sản phẩm, danh mục, bài viết… trên website. Giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các nội dung trên website. Ngoài ra, những thay đổi của bạn sẽ được cập nhật trên sitemap để báo với công cụ tìm kiếm liên tục cập nhật.

Có 2 loại sitemap chính:
- XML sitemap: bạn có thể tìm thấy sitemap này ở các website tại đường dẫn https://domain.com/sitemap.xml. Sitemap này sử dụng cho công cụ tìm kiếm giúp các bot dễ dàng truy cập và đọc dữ liệu website.
- HTML sitemap: đây là sitemap được tạo ra dành cho người dùng. Sitemap này tập hợp tất cả các tài nguyên trên website giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến nội dung bất kỳ.
Tạo tệp robots.txt
Các trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm (bot) sẽ đọc file robots.txt trước khi tiến hành thu thập dữ liệu trên website bất kỳ. Tệp robots.txt giúp hướng dẫn cho bot biết được khu vực nào trên website được phép thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng.

Bạn có thể truy cập robots.txt qua đường dẫn:
https://yourdomain.com/robots.txt
Lưu ý thay yourdomain.com bằng tên miền của website bạn.
Thêm schema cho website
Schema là một đoạn mã giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trên website, giúp các bot công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của website. Schema chỉ hiển thị cho các công cụ tìm kiếm, không hiển thị cho người dùng. Tuy nhiên, một số schema được hiển thị ngoài SERP của công cụ tìm kiếm. Có thể kể đến như FAQ, review, job posting schema…

Bạn có thể xem hầu hết các mẫu và hướng dẫn tạo Schema chi tiết qua website schema.org.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website
SSL là chứng chỉ bảo mật bắt buộc đối với mỗi website, ngày nay nếu trang web của bạn không có SSL các công cụ tìm kiếm sẽ ngăn chặn hoặc đưa ra cảnh báo rằng người dùng đang truy cập một website không an toàn.
Công cụ giúp tối ưu technical SEO nhanh chóng
Công cụ SEO giúp việc làm SEO trở nên dễ dàng hơn. Với công cụ SEO bạn có thể tiết kiệm được hàng tá thời gian. Dưới đây là một số công cụ tối ưu SEO technical bạn nên tham khảo.
Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm tra technical cho website. Công cụ này sẽ quét toàn bộ website của bạn, hiển thị các lỗi SEO phổ biến như thiếu title SEO, thiếu mô tả SEO, các lỗi responsive code, schema và hình ảnh.

Ahrefs
Ahrefs là công cụ online giúp bạn thực hiện các kiểm toán kỹ thuật trên website một cách mạnh mẽ. Công cụ này được đông đảo anh em trong cộng đồng SEOer đánh giá cao. Bạn có thể xem video hướng dẫn audit technical cho một website dưới đây:
Semrush
Tương tự như Ahrefs, Semrush cũng là một công cụ hỗ trợ phân tích và audit technical cho website. Tuy nhiên giá của Semrush tốt hơn Ahrefs nên được nhiều SEOer tại Việt Nam sử dụng.

Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là công cụ phân tích tốc độ website trên cả mobile và PC. Công cụ này đưa ra các lời khuyên để giúp cho các nhà quản trị website cải thiện tốc độ website của mình. Bạn có thể truy cập công cụ này TẠI ĐÂY!
Web developer Extension
Web developer Extension là một tiện ích của Google Chrome hỗ trợ phân tích website trực tiếp từ thanh tiện ích của Chrome. Bạn có thể kiểm tra các thuộc tính hình ảnh, các thẻ heading… nhờ công cụ này.
Detailed SEO Extension
Detailed SEO Extension cũng là một tiện ích sử dụng để kiểm tra các yếu tố technical SEO cho website hiệu quả. Công cụ này cho phép bạn kiểm tra SEO title, SEO meta, sitemap, robots.txt, schema…
Tổng kết
Qua bài viết này, Max Seo đã giới thiệu đến quý doanh nghiệp câu hỏi “Technical SEO là gì?” và các hướng dẫn chi tiết liên quan đến SEO technical. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về SEO technical, đừng ngại đặt câu hỏi ngay phía dưới nhé.
0 Comments