SEO Là Gì? Doanh Nghiệp Có Cần Làm SEO

Đăng tải : 05/05/2023
SEO là gì?

Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn khao khát tìm ra con đường tăng trưởng doanh thu cho công ty nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chắc chắn không ít một lần bạn đọc được khái niệm SEO đâu đó trên internet và không hiểu rõ SEO là gì? Max Seo ở đây để giúp bạn hiểu một cách tường tận khái niệm “SEO là gì?“, doanh nghiệp khi nào nên đầu tư SEO.

SEO là gì?

SEO (viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization) là cách thức tối ưu website trên nhiều mặt như onpage, offpage, content, trải nghiệm người dùng… nhằm giúp trang web tăng trưởng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex…

Khái niệm SEO là gì?
Khái niệm SEO là gì?

Traffic từ SEO được gọi là organic traffic không bao gồm lưu lượng truy cập từ các loại quảng cáo trả phí. SEO là một trong các chiến lược hiệu quả của digital marketing.

Các loại hình SEO hiện nay:

Hiện nay có rất nhiều hình thức SEO do nhiều công ty SEO trong và ngoài nước giới thiệu. Tuy nhiên nhìn chung có những loại SEO sau đây:

  • SEO tổng thể website: SEO tổng thể giúp tăng trưởng hàng ngàn từ khóa trên website giúp bao phủ chủ đề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ các từ khóa thông tin đến các từ khóa tạo ra chuyển đổi. SEO tổng thể tập hợp nhiều kỹ thuật phức tạp như SEO Onpage, SEO Offpage, triển khai Content chuẩn SEO.
  • SEO từ khóa: Khác với SEO tổng thể, SEO từ khóa chỉ tập trung thúc đẩy cho một nhóm từ khóa mang lại chuyển đổi cao lên top. Thường chiến lược này chỉ phù hợp với các ngành cạnh tranh thấp và trung bình. Với các ngành cạnh tranh cao thì SEO từ khóa không khả thi.
  • SEO hình ảnh: là việc đưa hình ảnh lên top cao trên bảng kết quả hình ảnh (SERP) của công cụ tìm kiếm. Giúp hình ảnh của bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Loại hình SEO này thường hữu ích với các website thời trang, nội thất, xây dựng, nhà và vườn…
  • SEO Entity: là chiến lược triển khai xây dựng hệ thống mạng xã hội cho doanh nghiệp. Giúp giới thiệu nội dung website đến với đông đảo người dùng trên các mạng xã hội này.
  • Local SEO (SEO địa phương): Đây là chiến lược cực kỳ hữu ích với các dịch vụ mang tính bản địa như thuê xe, sửa xe, dịch vụ sửa máy in, sửa máy vi tính… sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bị giới hạn về mặt địa lý. Local SEO giúp doanh nghiệp phát triển trong một tỉnh nhất định. Để biết thêm về dịch vụ local seo, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO Đà Nẵng, dịch vụ SEO Hà Nộidịch vụ SEO Hồ Chí Minh của chúng tôi.
  • SEO App Mobile: là dịch vụ SEO giúp app của bạn hiển thị top đầu trên các nền tảng appstore hay google play khi người dùng tìm kiếm các cụm từ liên quan.

Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư SEO cho website?

Việc đầu tư SEO giúp mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần hiểu rằng để đạt được những lợi ích này doanh nghiệp cần phải đầu tư SEO trong thời gian đủ dài. Tối thiểu từ 06 tháng đối với các dịch vụ SEO từ khóa và 8 – 12 tháng với dịch vụ SEO tổng thể website.

tại sao doanh nghiệp nên đầu tư SEO
Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư SEO ngay từ bây giờ

Tiết kiệm chi phí Google Ads

Nếu xem xét trong ngắn hạn, SEO tỏ ra thua kém Google Ads bởi lẽ các chiến dịch SEO đòi hỏi phải có thời gian để thu hút traffic tự nhiên và mang về những chuyển đổi đầu tiên. Tuy nhiên về lâu dài SEO sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hàng tỷ chi phí nhờ vào lượt truy cập tự nhiên không phải trả phí. Cùng theo dõi bảng so sánh đơn giản giữa SEO và Google Ads dưới đây:

SEOGoogle Adwords
Áp dụng trên tất cả công cụ tìm kiếmSử dụng cho trang web trên Google hoặc sử dụng Google Adsense (Mạng lưới quảng cáo của Google)
Lượng truy cập từ SEO miễn phíLượng truy cập từ Google Adwords đòi hỏi phí
Đòi hỏi kỹ thuật tối ưu hóa và cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếmĐấu giá và tuân thủ các yêu cầu của Google để hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm
Mất thời gian để đạt được thứ hạng tốt và lượng truy cập ổn định (thường từ 2-6 tháng)Có thể xuất hiện ngay lập tức trên trang kết quả tìm kiếm và tăng lượng truy cập
Khó đo lường chi phí và doanh thu do nhiều yếu tố ảnh hưởngDễ tính toán chi phí và doanh thu dựa trên giá đặt và chỉ số KPIs
Lượng truy cập ổn định thường được duy trì trong thời gian dàiNgừng ngay sau khi hết ngân sách quảng cáo
Tập trung vào một số từ khóa cụ thể trước, mở rộng sau khi đạt được hiệu quả nhất địnhCó thể quảng cáo nhiều từ khóa cùng một lúc
Lượt click từ khách hàng chiếm khoảng 65%, mang lại giá trị cao hơnLượt click từ khách hàng chỉ chiếm khoảng 35%, có nguy cơ lượt click giả từ đối thủ gây tụt thứ hạng từ khóa và tăng chi phí
Có thể hỗ trợ cải thiện vị trí từ khóa dài và từ khóa trên trang chính khi đạt được hiệu quảTác động chỉ đến URL (trang web) được quảng cáo
Bảng so sánh giữa SEO và Google AdsTham khảo từ Wikipedia

Tăng lượng khách hàng tiềm năng

SEO giúp website tăng lượng người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ. Những người dùng này truy cập thường xuyên vào website và dễ dàng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Khi kết hợp cùng các chiến dịch remarketing giúp mang lại chuyển đổi cao cho doanh nghiệp.

Tăng nhận diện thương hiệu website

Khách hàng có xu hướng tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Việc xuất hiện đi xuất hiện lại trên bảng kết quả tìm kiếm với các truy vấn của người dùng giúp cho những người này nhớ đến thương hiệu của bạn hơn. Ngoài ra cũng giúp gia tăng lòng tin giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Khách hàng từ Google dễ chốt sale

Khách hàng từ Google là những khách hàng tự tìm kiếm thông tin, nội dung và truy cập vào website của bạn. Đây thực sự là những người có nhu cầu, không phải những khách hàng tốn hàng trăm giờ để telesale. Vì vậy khả năng họ mua hàng và doanh nghiệp chốt được gói dịch vụ là rất cao.

Chiến dịch SEO gồm những gì?

SEO không hề đơn giản, đây là chiến lược tập trung nhiều kỹ thuật phức tạp. Một chiến dịch SEO thành công đòi hỏi sự kết hợp của:

  • SEO Onpage
  • SEO Offpage
  • SEO Technical
  • SEO Entity
  • Content SEO

Chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khái niệm này ngay sau đây!

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là quá trình tối ưu các yếu tố trên trang như SEO title, mô tả SEO, nội dung bài viết, url, hình ảnh… giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm Google. Giúp trang web thu hút được một lượng lớn traffic tự nhiên, gia tăng cơ hội tiếp cận hàng ngàn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Seo Onpage là gì?
Seo Onpage giúp tối ưu các yếu tố bên trong website của bạn.

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là việc tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, bao gồm xây dựng liên kết (Link Building), tiếp thị trên các mạng xã hội, Social Media Bookmarking,… nhằm mục đích đưa website lên vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm của Google và thu hút lượng truy cập không phải trả tiền cực lớn.

SEO offpage là gì?
SEO offpage giúp xây dựng danh tiếng doanh nghiệp từ bên ngoài website.

SEO Technical là gì?

SEO Technical (SEO kỹ thuật) là việc tối ưu các yếu tố như https, www, 301 redirect, disavow link…. các yếu tố liên quan đến kỹ thuật trên website giúp trang web trở nên chuẩn SEO trong mắt các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, thúc đẩy thứ hạng website hiệu quả.

seo technical giúp tối ưu các yếu tố kỹ thuật trên website
SEO technical giúp tối ưu các yếu tố kỹ thuật trên website

Entity SEO là gì?

Entity SEO là chiến lược xây dựng các hệ thống social, blog 2.0,… nhằm xác thực doanh nghiệp với Google. Biến doanh nghiệp bạn trở thành một thực thể có thật và thực sự tồn tại trên môi trường internet. Hệ thống này còn giúp phân phối nội dung đến các người dùng trên các mạng xã hội.

Tạo dựng mạng lưới social, blog 2.0
Tạo dựng mạng lưới social, blog 2.0 là một phần quan trọng trong SEO Entity

Content SEO là gì?

Content SEO là quá trình lên kế hoạch và xây dựng nội dung cho một website. Content SEO phải đồng thời thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Điều này giúp website phát triển thứ hạng bền vững vượt mọi thuật toán từ Google.

content seo là gì
Xây dựng content chuẩn SEO cho website

Những công việc của một team SEO

SEO là tập hợp của nhiều công việc và kỹ thuật, vậy một team SEO sẽ có những công việc nào và vận hành ra sao. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Nghiên cứu bộ từ khóa SEO

Bộ từ khóa SEO là những từ khóa mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ khóa SEO phải có lượt tìm kiếm và mang lại chuyển đổi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, team SEO cũng sẽ nghiên cứu các bộ từ khóa liên quan theo search intent khách hàng từ nhu cầu thông tin, so sánh, điều hướng đến mua hàng. Điều này giúp website bao phủ được toàn bộ lĩnh vực mà công ty bạn kinh doanh.

Xây dựng bộ từ khóa SEO
Xây dựng bộ từ khóa SEO

Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ là quá trình phân tích các website đối thủ hiện đang ranking top 10 trên SERP của các công cụ tìm kiếm nhằm trả lời các câu hỏi như:

  • Cần viết bao nhiêu bài viết?
  • Cần đi bao nhiêu backlink?
  • Có cần book báo PR hay không?
Nghiên cứu đối thủ bằng Semrush
Nghiên cứu đối thủ bằng Semrush

Xây dựng cấu trúc website

Cấu trúc website là việc sắp xếp và liên kết các trang quan trọng trên website lại với nhau giúp người dùng truy cập đến nội dung quan trọng một cách dễ dàng. Tối ưu tốt cấu trúc còn giúp điều phối link juice trên website, hỗ trợ cải thiện thứ hạng của bộ từ khóa cần SEO.

Tối ưu UX/UI, speed cho website

Tối ưu UX/UI là một bước quan trọng cần thiết cho website để tăng trải nghiệm người dùng. Các yếu tố cần lưu ý khi xử lý UX/UI là màu sắc, font chữ, vị trí các nút, các tính năng trên website,… giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng website.

Tối ưu tốc độ tải trang
Tối ưu tốc độ tải trang với PageSpeed Insights

Tối ưu tốc độ tải trang (page speed) giúp trang web tải nhanh hơn, giảm tỷ lệ thoát của người dùng. Việc load lâu cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.

Xây dựng content chuẩn SEO

“Content is King” là khái niệm bạn sẽ được nghe rất nhiều trong SEO. Bởi nội dung trên website vô cùng quan trọng, quyết định việc người dùng có tìm thấy thông tin họ muốn và ở lại website của bạn hay không. Content của bạn có tạo ra chuyển đổi hay không? Ngoài ra, content còn phải chuẩn SEO để giúp các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập dữ liệu, index và xếp hạng nội dung. Bạn nên xem qua bài viết “Content chuẩn SEO là gì?” của chúng tôi để có hình dung rõ về cách trình bày một bài viết chuẩn SEO.

Tối ưu Onpage SEO

Tối ưu SEO Onpage là một công việc thường nhật của người làm SEO, bao gồm các công việc như tối ưu mô tả, tối ưu tiêu đề, thêm internal link cho các nội dung, schema, tối ưu điểm dễ đọc…vvv Giúp website tăng trưởng thứ hạng tốt, tạo tiền đề để các chiến lược offpage phát huy hết giá trị.

công việc tối ưu SEO Onpage
Tối ưu tiêu đề SEO, mô tả, url là một phần trong công việc SEO Onpage

Tối ưu Offpage SEO

SEO offpage hay còn được gọi là link building giúp tạo dựng danh tiếng và sức mạnh cho một website. Các cách xây dựng link building phổ biến như triển khai guest post, book báo pr, xây dựng PBN, tạo backlink forum cùng chủ đề, blog comment…

xây dựng linkbuilding trong SEO
Xây dựng link building trong SEO

Triển khai chiến lược Entity SEO

Entity SEO giúp củng cố thương hiệu cho website, chiến lược entity phải đảm bảo khi khách hàng gõ thương hiệu công ty lên Google thì kết quả trả về phải được bao phủ các nội dung chính thống. Entity quan trọng phải đồng nhất thông tin trên các nền tảng khác nhau. Entity SEO chú trọng triển khai xây dựng hệ thống các mạng xã hội social, blog 2.0 và kết nối chúng với nhau tạo ra mạng lưới giúp xác thực thương hiệu doanh nghiệp.

Đo lường các chỉ số dự án

SEO cần được đo lường và tracking liên tục nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến website hay lĩnh vực của bạn. Điều này giúp người làm SEO tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa một người làm SEO lâu năm và một tay mơ chính là ở việc thống kê đo lường các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.

Báo cáo hiệu quả chiến dịch SEO

Báo cáo hiệu quả SEO là việc tổng hợp thống kê các chỉ số dự án, các công việc đã triển khai. Giúp CEO nắm được các thông tin về thứ hạng, hiệu suất, tỉ lệ click, traffic, chuyển đổi… của website.

Xây dựng báo cáo SEO cho CEO
Xây dựng báo cáo SEO cho CEO

Nên xây dựng team SEO In-house hay thuê ngoài?

Để hình dung được chi phí để triển khai một dự án SEO, bạn có thể tham khảo bài viết cực kỳ chi tiết của chúng tôi “Chi phí dự án SEO bao nhiêu?” để có cái nhìn tổng quát về các loại chi phí SEO.

Nên xây team SEO In house hay thuê ngoài
Nên xây team SEO In-house hay thuê ngoài?

Ưu điểm khi xây dựng team SEO In-house:

  • Team SEO In-house có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp
  • Chỉ hỗ trợ một dự án duy nhất nên khả năng tập trung cao
  • Đồng nhất chiến lược giữa các chiến dịch marketing và SEO
  • Dễ dàng kiểm tra hiệu suất công việc

Nhược điểm khi xây dựng team SEO In-house:

  • Chi phí tuyển dụng đào tạo quá cao
  • Không thể bắt đầu ngay, phải qua đào tạo
  • Rủi ro dự án doanh nghiệp gánh hoàn toàn
  • Chuyên môn SEO thua kém so với các Agency
  • Chi phí mua công cụ hỗ trợ SEO tương đối lớn

Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả

Để thực tiết kiệm thời gian phân tích và thực thi chiến lược SEO, các chuyên gia SEO hàng đầu cần sử dụng thành thạo các công cụ SEO phổ biến. Dưới đây là các tools SEO được phân loại theo chức năng giúp bạn dễ hình dung.

Công cụ nghiên cứu từ khóa

Công cụ nghiên cứu từ khóa giúp SEOer tiết kiệm thời gian trong việc tìm ra các cụm từ người dùng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm dịch vụ mà họ cần.

Nghiên cứu từ khóa bằng Keyword Tools
Nghiên cứu từ khóa bằng Keyword Tools

Một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến như:

  • Keywordtool.io
  • Google Keyword Planner (miễn phí)
  • Google Trends
  • Google Suggest

Công cụ phân tích website

Công cụ phân tích website giúp phân tích tổng quan sức khỏe của một website. Nhìn chung các công cụ phân tích website sẽ cho bạn biết các chỉ số như sức mạnh domain, sức mạnh của một url, số lượng backlink trỏ tới, referring domain, keyword, traffic…

Công cụ phân tích website
Công cụ phân tích website

Một số công cụ thông dụng như:

  • Ahrefs
  • Semrush
  • Website Auditor

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa hỗ trợ bạn kiểm tra nhanh chóng hàng loạt thứ hạng của các từ khóa nhắm mục tiêu thay vì gõ từng từ vào thanh tìm kiếm Google.

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

Các công cụ bạn nên tìm hiểu:

  • Spineditor
  • Serprobot
  • AccuRanker
  • Rank Tracker

Công cụ đo lường hiệu quả SEO

Công cụ đo lường giúp bạn nắm được hiệu quả của toàn bộ quá trình SEO để có những chiến lược điều chỉnh hợp lý.

Công cụ đo lường hiệu quả SEO
Công cụ đo lường hiệu quả SEO bằng Google Analytics

Bạn có thể tham khảo:

Bạn nên tìm hiểu thêm một số tiện ích giúp tăng tốc quá trình làm SEO của mình như SEO Quake, Web Developer, Seomoz Toolbar…

Các trường phái SEO phổ biến hiện nay

SEO được chia làm nhiều trường phái, với mỗi trường phái SEO có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn trong lâu dài. Vì vậy việc hiểu rõ các trường phái SEO và phân biệt chúng là cực kỳ cần thiết.

SEO mũ trắng

Kỹ thuật SEO mũ trắng được coi là phương pháp tối ưu hóa website đáng tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm, không sử dụng bất cứ hình thức gian lận nào. Mục đích của SEO mũ trắng là tăng thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm thông qua tạo nội dung chất lượng và cải thiện trải nghiệm người dùng. Đây là cách tiếp cận an toàn và bền vững để phát triển trang web, giúp xây dựng thương hiệu một cách đáng tin cậy, tránh việc bị phạt hoặc loại bỏ khỏi các công cụ tìm kiếm.

SEO mũ trắng
SEO mũ trắng

SEO mũ đen

Kỹ thuật SEO mũ đen (Black hat SEO) cố gắng tăng thứ hạng website nhanh nhất bằng cách tận dụng những thiếu sót của thuật toán. Tuy nhiên, các kỹ thuật mũ đen thường không tuân thủ nguyên tắc và đôi khi vi phạm đạo đức bằng cách sử dụng các thủ thuật như Doorway Pages (spam chuyển hướng người dùng trực tiếp từ website khác), cloaking (thủ thuật che giấu nội dung), chèn link và từ khóa không liên quan… nhằm đạt được mục đích mà không quan tâm đến lợi ích của người dùng. Do đó, mặc dù kỹ thuật SEO mũ đen có thể tăng thứ hạng và lượng truy cập của website nhanh chóng, nhưng nó có rủi ro cao bị phạt hoặc cấm, dẫn đến kết quả kém chất lượng với tỷ lệ thoát trang cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp. Hiệu quả của kỹ thuật SEO mũ đen cũng không kéo dài lâu.

SEO mũ đen
SEO mũ đen

SEO mũ xám

SEO mũ xám là phương thức pha trộn giữa SEO mũ đen và SEO mũ trắng. Phương thức này đôi khi giúp website tránh được bị phạt nhưng cũng không thể tồn tại lâu dài. SEO mũ xám không tập trung vào việc tạo ra giá trị cho người dùng mà chú trọng vào việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Một số thủ thuật thường bắt gặp như article spinning (tạo bài viết mới trên bài viết cũ), mua tên miền cũ hoặc hết hạn,…

SEO mũ xám
SEO mũ xám

SEO traffic user

SEO traffic user là chiến lược đặt các mã (mật khẩu giải nén, sdt, mã captcha…) trên website chính. Yêu cầu người dùng truy cập vào website này và đợi một khoảng thời gian để lấy mã. Giúp tăng traffic website trong thời gian ngắn và tăng time on site. Đánh lừa các thuật toán người dùng, từ đó giúp website tăng trưởng thứ hạng thần tốc. Tuy nhiên, khi dừng không sử dụng thì website sẽ tụt không phanh. Ngoài ra, traffic user còn ảnh hưởng đến các chiến lược remarketing.

traffic user
Traffic user dạng mã giải nén

Các thuật toán của Google ảnh hưởng đến SEO

Google sử dụng rất nhiều thuật toán để chọn lọc những website thực sự chất lượng phân phối đến người dùng. Mỗi ngày Google có hàng trăm cập nhật thuật toán nhỏ. Tuy nhiên, dưới đây là những thuật toán được Google công bố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO.

Google Panda

Google Panda dùng để hạn chế hiển thị các website chứa các nội dung như: nội dung mỏng, nội dung copy, nội dung spin, nội dung trùng lặp… Google Panda thường không phạt hay có thông báo trực tiếp mà chỉ hạn chế hiển thị website gây giảm traffic theo thời gian.

thuật toán Google Panda
Thuật toán Google Panda

Google Penguin

Google Penguin được công bố vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 dùng để xử phạt các website sử dụng kỹ thuật liên kết link spam nhằm thao túng thứ hạng trên Google. Một số kỹ thuật bị phạt bởi thuật toán này như spam link, mua link, xây dựng liên kết không tự nhiên đến website.

Thuật toán google penguin
Thuật toán Google penguin

Google Hummingbird

Google Hummingbird được công bố vào ngày 26 tháng 9 năm 2013 tập trung vào việc hiểu các từ khóa mà con người tìm kiếm dựa trên ngữ cảnh và ý nghĩa của các từ khóa riêng lẻ. Thuật toán này còn giúp phân tích nội dung website, đưa người dùng đến đúng vị trí mà họ mong muốn trên website thay vì cung cấp toàn bộ trang web.

Thuật toán Google Hummingbird
Thuật toán Google Hummingbird

RankBrain

RankBrain là một thuật toán máy học được Google xác nhận vào ngày 26 tháng 10 năm 2015, thuật toán này giúp đo lường các tương tác của người dùng với kết quả tìm kiếm và cải thiện thứ hạng cho các website phù hợp.

Mobile Friendly

Mobile Friendly là thuật toán được sử dụng để đánh giá mức độ thân thiện của một website trên thiết bị di động, máy tính bảng. Đảm bảo người dùng dễ dàng truy cập các nội dung website trên thiết bị điện thoại mà không cần phóng to hay thu nhỏ.

Google Pigeon

Thuật toán Pigeon dùng để xử lý các truy vấn liên quan đến địa phương (local SEO) giúp trả về kết quả phù hợp nhất với vị trí hiện tại của người dùng.

Thuật toán Google Pigeon
Thuật toán Google Pigeon

Thời gian triển khai dự án SEO bao lâu?

Thời gian triển khai dự án SEO phụ thuộc rất lớn vào loại chiến dịch và lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia. Với dự án SEO Local tại các tỉnh thành, thời gian SEO có thể kéo dài chỉ từ 6 tháng. Với các lĩnh vực cạnh tranh hơn, thời gian SEO có thể lên tới 8 – 12 tháng là hết sức bình thường.

Thời gian thực hiện dự án SEO bao lâu?
Thời gian thực hiện dự án SEO bao lâu?

Vì vậy, doanh nghiệp nên chuẩn bị phương án duy trì SEO trong thời gian tối thiểu để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh hiện tượng “giữa đường đứt gánh” vừa tiền mất tật mang.

SEO có đo lường được không? Làm sao biết SEO hiệu quả?

Có thể bạn không biết, nhưng hiệu quả từ SEO về mặt doanh thu hoàn toàn có thể kiểm soát được. Với các website thương mại điện tử bạn có tracking thông qua đơn hàng đến từ website, số lượng khách hàng click vào nút thêm vào giỏ hàng. Với các website cung cấp sản phẩm dịch vụ bạn cũng có thể đo lường thông qua form gửi về, số lần click vào các nút gọi, điền form. Tuy nhiên, những chỉ số này không thực sự chính xác 100%, khi kết hợp các báo cáo của SEO với bộ phận kinh doanh bạn sẽ có số liệu chính xác hơn.

Nghề SEO có triển vọng không?

Trước khi muốn phát triển trong lĩnh vực SEO bạn sẽ luôn thắc mắc liệu nghề SEO có triển vọng không, lương có cao không?

Định hướng nghề nghiệp và mức lương SEO

SEO có muôn vàn định hướng về nghề nghiệp cho bạn lựa chọn, việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực SEO mở ra những định hướng như:

  • Trở thành một Agency SEO
  • Xây dựng các website tiếp thị liên kết
  • Xây dựng doanh nghiệp cho chính bản thân bạn nhờ SEO
  • Kiếm tiền thông qua quảng cáo hiển thị
  • Bán guest post, backlink
  • Xây dựng website để bán

Mức lương nhân viên seo dao động từ 7 – 20 triệu/tháng, nếu bạn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực SEO và có trình độ tiếng anh tốt có thể nhận mức lương từ 30 – 50 triệu/tháng.

Các kỹ năng mà người làm SEO cần có

Một số kỹ năng mà người làm SEO nên trau dồi ngay từ bây giờ nếu muốn phát triển trên con đường sự nghiệp SEO:

  • Kỹ năng lập kế hoạch dự án
  • Kỹ năng phân tích, ra quyết định
  • Tư duy phản biện tốt
  • Kỹ năng tinh học văn phòng (đặc biệt là Excel)
  • Kỹ năng về các ngôn ngữ lập trình cơ bản html, css, javascript
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng viết lách

Tổng kết

Vậy là Max Seo đã giải thích chi tiết câu hỏi “SEO là gì?” cho doanh nghiệp lẫn người muốn theo đuổi nghề SEO. Hy vọng bạn đã có góc nhìn chính xác về nghề SEO và am hiểu về chiến lược SEO để đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp mình. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé. Chúng tôi sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi từ các bạn, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ngay dưới bài viết này nhé.

5/5 - (7 bình chọn)
Quốc Bảo
Mình là Quốc Bảo hiện đang là CEO tại Max Seo một công ty chuyên cung cấp dịch vụ seo chuyên nghiệp, uy tín. Mình có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và thực chiến SEO đa lĩnh vực. Tự tin có thể giúp website của bạn ranking top cao trên Google.

Đọc tiếp:

Digital Marketing là gì? Digital Marketing là làm gì?

Digital Marketing là gì? Digital Marketing là làm gì?

Digital Marketing là một khái niệm phổ biến trong thị trường marketing. Nhiều người nghĩ Digital marketing giống với Marketing online, thật là tồi tệ và sai lầm khi nó còn rộng hơn ngàn lần bạn nghĩ. Nếu bạn muốn hiệu quả thì bạn phải có tư duy đúng. Bài viết này sẽ giúp đỡ bạn phần nào “chắc chắn” hơn về Digital marketing.

Contact Me on Zalo

Pin It on Pinterest