Kiểm tra file robots.txt là yêu cầu quan trọng đối với checklist SEO Technical cho một website. Thế nhưng bạn đã biết robots.txt là gì? Làm sao để tạo một file robots txt chuẩn? Cùng Max Seo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
File robots.txt là gì?
Robots.txt là một tập tin nằm trên thư mục gốc của website cung cấp hướng dẫn cho bot của các công cụ tìm kiếm về các trang hoặc phần của trang web có thể hay không thể thu thập thông tin hoặc lập chỉ mục. File robots.txt là một công cụ quan trọng đối với quản trị viên web và chuyên gia SEO.
Đường dẫn truy cập tệp robots.txt của một website bất kỳ:
https://yourdomain.com/robots.txt
Khái niệm robots.txt là gì?
Tại sao bạn cần tạo file robots.txt?
Mục đích của tệp robots.txt là để giữ bí mật thông tin cá nhân và ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung trùng lặp hoặc các trang chất lượng thấp có thể gây hại cho vị trí của trang web trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Tệp cũng có thể được sử dụng để ngăn bot lập chỉ mục một số trang hoặc thư mục không liên quan.
Tại sao cần file robots.txt
Việc không bao gồm tệp robots.txt trên một trang web có thể khiến các công cụ tìm kiếm truy cập vào các khu vực mà chủ sở hữu trang web không muốn hoặc hướng lưu lượng truy cập đến các trang không quan trọng.
Cú pháp của file robots.txt
Dưới đây là những cú pháp mà bạn nên hiểu trước khi tạo tệp robots cho website wordpress của mình:
User-agent: là cú pháp để chỉ định bot của trình thu thập dữ liệu. Ví dụ: GoogleBot, BingBot, Baiduspider…
Disallow: là cú pháp để thông báo rằng các bot của công cụ tìm kiếm không được thu thập dữ liệu từ dòng này trở đi.
Allow: là cú pháp để chỉ định bot tìm kiếm được phép thu thập dữ liệu từ dòng này trở đi.
Crawl-delay: là cú pháp để hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm trì hoãn việc thu thập dữ liệu trong một thời gian nhất định giúp giảm tải cho máy chủ. Hiện nay một số công cụ tìm kiếm không tuân thủ theo cú pháp Crawl-delay và định nghĩa của cú pháp này đối với các công cụ tìm kiếm cũng khác nhau. Ví dụ: Crawl-Delay: 10 (trì hoãn thu thập dữ liệu trong 10s).
Sitemap: dùng để khai báo đường dẫn của tệp robots.txt trên website.
Ngoài ra, để ngăn chặn một thư mục hoặc một tập hợp url chứa các thành phần giống nhau bạn có thể sử dụng các tùy chọn Pattern-Matching để hướng dẫn cho bot tìm kiếm.
Ví dụ:
Bạn muốn chặn tất cả các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục tìm kiếm nội bộ bạn nên sử dụng cú pháp sau:
User-agent: *
Disallow: /?s=*
Mẫu file robots.txt chuẩn:
Dưới đây là mẫu tệp robots.txt chuẩn bạn có thể tham khảo để tạo cho website của mình.
User-agent: *
Allow: / Disallow: /?s=*
Disallow: /*/search/
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
Disallow: /wp-content/plugins/
Disallow: /wp-content/themes/ Sitemap: https://maxseo.vn/sitemap_index.xml *Lưu ý: Thay sitemap bằng đường dẫn sitemaps của website bạn.
Hướng dẫn cách tạo robots.txt chi tiết
Có rất nhiều cách để tạo file robots.txt, trong đó có 2 cách phổ biến nhất là tạo file robots.txt thủ công và tải lên máy chủ. Hoặc tạo và chỉnh sửa file robots.txt thông qua plugin SEO.
Tạo tệp robots.txt thủ công
Ở hướng dẫn này, Max Seo sẽ hướng dẫn bạn tạo trực tiếp trên hosting sử dụng Cpanel.
Bước 1: Tạo file robots.txt
Ở bước này, bạn có thể tạo trực tiếp qua trình chỉnh sửa của hosting hoặc tạo từ máy tính để tải lên. Bước tạo trực tiếp trên hosting Max Seo sẽ cập nhật trong các bước tiếp theo. Dưới đây là cách tạo robots.txt trên máy tính.
Tại màn hình máy tính, slick chuột phải chọn News -> Chọn Text Document:
Bấm lưu file với tên mới, các bạn gõ đúng tên robots.txt
Bước 2: Truy cập vào trình quản lý Cpanel của hosting -> Nhập mật khẩu để đăng nhập
Đăng nhập vào trình quản lý hosting Cpanel
Phần này bạn có thể truy cập thông qua trang quản trị của đơn vị cung cấp hosting mà không cần mật khẩu. Sau đó truy cập vào File Manager.
Chọn File Manager để truy cập trình quản lý file trên website
Bước 3: Tìm đến thư mục có tên website hoặc publish_html -> Bấm chọn thêm File và tải lên. Bạn cũng có thể tạo trực tiếp file từ bước này.
Tải file robots.txt lên thư mục hosting, làm lần lượt theo các số 1,2,3
Bước 4: Quay lại website kiểm tra xem file robots.txt đã hiển thị hay chưa. Truy cập https://yourdomain.com/robots.txt
Tạo file robots.txt bằng các plugin seo
Ngoài việc tạo thủ công, bạn cũng có thể tạo bằng các plugin SEO. Max Seo sẽ sử dụng plugin Rank Math SEO để tạo file robots.txt thông qua giao diện quản trị website.
Tạo file robots.txt bằng Rank Math SEO
Đăng nhập vào trang quản trị của website:
Chọn Rank Math -> Chọn General Settings
Chọn Edit robots.txt
Nhập cú pháp robots.txt đã chuẩn bị sẵn
Bấm Save Changes để lưu lại.
Lưu ý, với phương pháp này để thực hiện được yêu cầu trên máy chủ chưa có tệp robots.txt nếu có rồi sẽ hiển thị thông báo file robots.txt không thể ghi đè.
Chỉnh file robots txt bằng plugin all in one SEO Pack
Bạn có thể sử dụng plugin all in one SEO để tạo file robots.txt. Vui lòng theo dõi video dưới để biết cách thao tác.
Các tối ưu file Robots.txt nâng cao:
Google có ngân sách crawl cho mỗi website, không phải là thu thập dữ liệu vô hạn. Điều này không được thừa nhận nhưng Google đã có hướng dẫn về vấn đề này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách crawl của bot ví dụ:
Nội dung trùng lặp giữa các trang trên website
Nội dung chất lượng thấp
Vòng lặp vô hạn
Trang hiển thị lỗi mềm
Website đang bị tấn công
Ngoài ra, việc để Google Bot lập chỉ mục những trang không quan trọng trên website là một thiếu sót lớn của người làm SEO và robots.txt có thể giúp bạn xử lý chúng. Vậy làm thế nào?
Bước 1: Truy cập Google Search Console
Tối ưu file robots.txt thông qua Google Search Console
Bước 2: Vào mục Indexing -> Page -> View data about indexed pages
Kiểm tra thông tin các trang đã index qua Google Page indexing
Bước 3: Lọc lại tất cả các trang không quan trọng đã được index
Đây là bước khá quan trọng, vì bạn phải quyết định xem nên giữ và chặn index nội dung nào trên website. Như bạn đã thấy, google đã lập chỉ mục một số phân trang của tôi dạng https://maxseo.vn/dich-vu-seo-tphcm/page/2/ và một số trang dạng trình chỉnh sửa như https://maxseo.vn/dich-vu/page/2/?et_blog . Đây là các trang không mong muốn, nếu chịu khó tìm kiếm và lọc dữ liệu bạn có thể tìm ra các dạng như tìm kiếm nội bộ, tag sản phẩm, tag bài viết, thậm chí là tag project. Tất cả những nội dung này đều có thể cạnh tranh nội bộ gây giảm sút thứ hạng của bạn.
Bước 4: Thêm chúng vào file robots.txt để thông báo với Google Bot không lập chỉ mục
Chặn các trang không quan trọng lập chỉ mục bằng Robots.txt
Cách kiểm tra website đã có robots.txt chưa?
Có hai cách để kiểm tra website đã có file robots.txt hay chưa.
Kiểm tra thủ công bằng đường dẫn
Bạn có thể kiểm tra file robots.txt của một website bất kỳ bằng đường dẫn: https://yourdomain.com/robots.txt
Nếu trả về một trang 404 thì website của bạn chưa có robots.txt, bạn nên tham khảo hướng dẫn trên để thêm robots.txt cho website. Nếu trả về đúng cấu trúc thì chúng mừng, website bạn đã có rồi đấy.
Kiểm tra bằng extension:
Một extension khá hay ho mà Max Seo muốn giới thiệu đến bạn là Robot Checker Exclusion. Với tiện ích này bạn có thể dễ dàng kiểm tra file robots của website bất kỳ. Các bước cài đặt và kiểm tra:
Kiểm tra tệp robots.txt qua extension
Bước 1: Tải và cài đặt tiện ích cho Chrome tại đây!
Bước 2: Mở site cần kiểm tra, ấn vào biểu tượng của extension
Bước 3: Kiểm tra chi tiết thông tin mà tiện ích cung cấp
Hạn chế khi sử dụng robots.txt
Mặc dù đã có quy ước chuẩn cho robots.txt tuy nhiên một số công cụ thu thập dữ liệu lại không tuân thủ các hướng dẫn này. Ngoài ra, khi bạn ngăn lập chỉ mục một trang bằng lệnh trên robots.txt nhưng có các liên kết nội bộ trỏ đến trang đó thì bot vẫn sẽ crawl dữ liệu và lập chỉ mục cho trang đã chặn. Vì vậy, cần cân nhắc giữa việc sử dụng tệp robots.txt hay noindex.
Max Seo đã giải thích chi tiết robots.txt là gì? Kèm theo những hướng dẫn để tạo và tối ưu file robots.txt hiệu quả nhất mà chúng tôi đã áp dụng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy bình luận xuống dưới nhé!
Trong SEO onpage, internal link là một yếu tố quan trọng giúp điều phối dòng chảy sức mạnh trên toàn bộ trang web. Tuy nhiên bạn đã biết “Internal link là gì?” và làm sao để xây dựng một chiến lược liên kết nội bộ chất lượng chưa? Cùng Max Seo tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Internal link là gì?
Internal link (hay còn gọi là liên kết nội bộ) là một loại siêu liên kết giúp kết nối giữa hai trang trên cùng một website. Liên kết nội bộ có thể được tạo ra bằng nút, hình ảnh, anchortext hay bất kỳ thành phần nào có thể nhấp trên website.
Khái niệm internal link là gì?
Internal link giúp các công cụ tìm kiếm khám phá ra các nội dung liên quan khác của trang, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nhanh chóng. Tạo link nội bộ phù hợp đến một số trang trên website giúp bot Google hiểu được trang nào quan trọng và kém quan trọng hơn. Từ đó giúp tăng thứ hạng từ khóa của website một cách hiệu quả.
Cấu trúc và cách xây dựng internal link của website:
Cấu trúc đường link nội bộ phổ biến gồm các thành phần sau:
<a href=”target link”>anchor text</a>
Cặp thẻ liên kết <a></a>
Target link: đây là liên kết trỏ về (đích đến) khi người dùng click vào
Anchor text: cụm từ, hình ảnh, nút mà người dùng nhìn thấy để click vào.
Cách tạo dựng liên kết nội bộ đơn giản:
Bước 1: Mở bài viết cần tối ưu -> Bấm chỉnh sửa
Click chọn chỉnh sửa bài viết muốn thêm link
Bước 2: Bôi đen cụm từ cần chèn liên kết -> Chọn nút thêm liên kết
Bôi đen từ khóa cần chèn link, ấn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ để chèn
Bước 3: Nhập liên kết đích và nhấn enter
Chèn liên kết vào ô, chọn thuộc tính cho liên kết
Bước 4: Click và kiểm tra lại xem liên kết đã hoạt động chưa
Kiểm tra lại liên kết nội bộ sau khi đặt
Tại sao xây dựng liên kết nội bộ lại quan trọng?
Xây dựng mô hình internal link phù hợp không những mang lại lợi ích cho người dùng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập nội dung trang web. Dưới đây là một số lợi ích khi thêm liên kết vào bài viết:
Giúp điều hướng người dùng vào trang có giá trị cao
Tạo internal link giúp điều hướng người dùng đến các nội dung quan trọng, mang lại chuyển đổi trên website. Khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, họ sẽ tìm kiếm các thông tin liên quan xoay quanh về sản phẩm dịch vụ đó. Đây là những nội dung mang tính chất thông tin hoặc so sánh. Việc trỏ link từ các bài viết này về bài viết bán hàng giúp tối ưu chuyển đổi, tạo ra đơn hàng hiệu quả.
internal link giúp điều hướng người dùng
Thúc đẩy khách hàng hành động
Việc tạo liên kết thông thường trong nội dung không quá nổi bật. Bạn có thể thêm các nút CTA với các lời kêu gọi mua hàng như “Tư vấn miễn phí “, “Báo giá nhanh trong 24h”, “Miễn phí trong 2 tháng đầu”… giúp dẫn dắt hành động của khách hàng hiệu quả.
Internal link dạng nút, hình ảnh, pop up kêu gọi khách hàng hành động
Cải thiện khả năng thu thập thông tin của trang web
Xây dựng liên kết nội bộ còn giúp cải thiện khả năng thu thập nội dung trên trang web của bạn. Các trình thu thập dữ liệu (bot) của công cụ tìm kiếm sẽ tự động nhân bản khi gặp một liên kết trong nội dung và link đích. Giúp cho các nội dung trên website được thu thập và index nhanh hơn.
Cải thiện khả năng thu thập thông tin của các bot công cụ tìm kiếm
Tăng quyền hạn và xếp hạng của trang
Những trang có càng nhiều liên kết trỏ đến sẽ càng nhận được nhiều sức mạnh hơn. Các trang như trang chính sách, liên hệ, giới thiệu… sẽ nhận được ít sức mạnh hơn do hầu hết không nhận được traffic. Người dùng sẽ trực tiếp truy cập website để tìm hiểu.
Phân bổ link juice trên website
Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình liên kết link giúp người làm SEO kiểm soát và điều hướng được dòng chảy sức mạnh ( page authority) bên trong website. Tập trung cho một số trang SEO chính, giúp thúc đẩy các từ khóa một cách hiệu quả.
Thông thường với mỗi website bạn sẽ bắt gặp 3 loại chính là navigational internal link, contextual internal link và sitewide of footer links.
Navigational Internal Link
Là liên kết ở trên menu của một trang web và hiển thị trên mọi trang. Chức năng chính của dạng url này là giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các thành phần khác của website. Ngoài ra, ở vị trí này cũng tập trung các trang cần seo của trang web. Giúp hình thành nên cấu trúc của website.
Navigational Internal Link trên menu tại Max Seo
Contextual Internal Link
Contextual internal link (liên kết ngữ cảnh) là các đường link liên kết được đặt trong nội dung của website, thường tồn tại theo ngữ cảnh của đoạn nội dung đó. Giúp người dùng điều hướng đến các nội dung liên quan, nó cũng giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang đích.
Sidebar Links là các link đặt ở thanh bên của website. Với các website thương mại điện tử, thanh bên thường là các liên kết nội bộ trỏ đến danh mục. Với các website dịch vụ, tin tức internal link tại vị trí này thường là các trang chính hoặc là các chuyên mục nội dung tin tức.
Sidebar chuyên mục tin tức tại Max Seo
Footer links
Tương tự như các link gắn ở menu, các internal link gắn ở footer cũng hiển thị trên toàn website. Thường vị trí này sẽ link đến các trang điều khoản chính sách, giới thiệu, liên hệ… hay các trang SEO. Ở đây bạn cũng có thể gắn các biến thể từ khóa SEO bài hơn mà Menu không thể gắn được.
Footer link tại Max Seo
So sánh Liên kết nội bộ và Liên kết ngoài
Trong SEO có những loại liên kết như liên kết ngược (backlink), liên kết ngoài (outlink) và internal link. Bạn cần phân biệt chính xác các loại liên kết này để có chiến lược link building phù hợp.
Internal link
External link
Liên kết giữa các trang trên website
Liên kết từ website chính ra website bên ngoài
Điều hướng Page Authority cho các trang trên website
Truyền Domain Authority sang website khác
Tạo sự liên quan giữa các trang trên website
Giải thích khái niệm hoặc trích dẫn ngoài website
Bảng so sánh link nội bộ và liên kết ngoài
Hướng dẫn sử dụng internal link chất lượng trong SEO:
Sử dụng chiến lược internal link đúng giúp website tăng trưởng thứ hạng vượt trội. Vậy làm sao để tối ưu website với internal link? Bạn nên theo dõi chi tiết những yếu tố mà Max Seo đưa ra dưới đây:
Tối ưu link deep
Link deep (độ sâu của liên kết) mô tả số lần nhấp chuột mà khách hàng phải nhấp từ trang chủ để đến nội dung họ mong muốn. Thông thường bạn nên giữ link deep tối đa là 3. Điều này giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Giới hạn link deep trong 3 click
Liên kết đến các trang quan trọng nhất của bạn
Hãy đảm bảo rằng các nội dung quan trọng nhất trên website là những trang nhận được lượng liên kết nội bộ trỏ đến lớn nhất so với các trang khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến mức độ liên quan về nội dung giữa các internal link trên website.
Đa dạng hóa Anchor Text để đặt Internal Link
Không có sự xác nhận nào từ Google về việc phạt các website sử dụng từ khóa SEO chính nhiều lần trong internal link. Tuy nhiên, nếu SEO nhiều từ khóa bạn nên đa dạng hóa anchor text của mình. Điều này giúp cho các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu và xếp hạng trang web với những từ khóa mà bạn đã sử dụng. Bởi lẽ link nội bộ giúp các bot tìm kiếm hiểu nhanh nội dung chúng sắp truy cập thông qua đọc hiểu anchor text.
sử dụng đa dạng anchor text
Tập hợp sức mạnh của Internal Link về trang chủ
Bạn nên thêm link từ các bài viết trên website về trang chủ. Nếu SEO từ khóa thương hiệu, bạn nên đề cập đến thương hiệu trong internal link. Tương tự nếu SEO từ khóa cho trang chủ ( ví dụ ở Max Seo là công ty SEO chuyên nghiệp) bạn nên sử dụng anchor text này để thêm internal link trỏ về homepage. Điều này giúp trang chủ tăng trưởng với từ khóa cần SEO, và giúp toàn bộ website trở nên mạnh hơn. Vì nó cho phép link juice đổ về trang chủ, và phân đều ra toàn bộ website.
Sử dụng Internal Link kêu gọi hành động
Khách hàng sẽ không làm gì cho đến khi họ bắt gặp một lời kêu gọi hành động. Vai trò của internal link còn giúp thúc đẩy hành động của khách hàng. Thay vì sử dụng những từ kém thu hút, bạn nên sử dụng các internal link dạng nút để khách hàng dễ dàng click và điều hướng. Một số cụm từ bạn nên sử dụng để thu hút khách hàng hành động như: Bạn sẽ bỏ lỡ… nếu, khám phá, Click ngay, Ưu đãi có hạn,..
Mẫu CTA tại Max SEO kêu gọi khách hàng click vào kèm liên kết
Thêm liên Internal Link vào các trang cũ
Các nội dung cũ đã được xếp hạng bởi các công cụ tìm kiếm, có traffic và page authority. Vì vậy, khi thêm các internal link từ các trang này về các nội dung mới, hoặc nội dung cần SEO giúp tăng trưởng thứ hạng từ khóa tốt hơn.
Mô hình SEO internal link hiệu quả:
Xây dựng internal link theo cấu trúc giúp bạn dễ dàng quản lý và phân bổ sức mạnh đến các trang cần tối ưu. Dưới đây là một số cấu trúc internal link bạn có thể tham khảo để xây dựng cho trang web của mình.
Mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp được là cấu trúc được tạo nên với trang chủ là đỉnh của kim tự tháp, tiếp đến sẽ là các chuyên mục và cuối cùng là sản phẩm. Tùy thuộc vào các cấp danh mục con mà mô hình kim tự tháp sẽ có các cấp khác nhau. Các danh mục con cũng sẽ trỏ các link về lại trang chủ.
Mô hình kim tự tháp
Mô hình bánh xe
Mô hình bánh xe thích hợp với website muốn SEO hàng ngàn từ khóa, tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là sức mạnh sẽ trải đều trên toàn bộ website. Các công cụ tìm kiếm cũng không thể nào xác định được trang nào cần xếp hạng trên website.
Mô hình internal link dạng bánh xe
Cấu trúc liên kết dạng Silo
Cấu trúc Silo tỏ ra rất hiệu quả với các website thương mại điện tử. Cấu trúc silo tuân thủ theo các mối quan hệ giữa các danh mục một cách nghiêm ngặt. Giúp các bot Google dễ dàng tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ trang web của bạn.
Mô hình cấu trúc dạng silo
Mô hình Topic Cluster
Mô hình này đặc trưng bởi các bài pillar và sub-content. Các sub-content sẽ liên kết với các nội dung pillar và liên kết với các nội dung liên quan khác trong cụm đó tạo nên sự chuyên sâu cho nội dung của bạn. Mô hình này cũng tạo ra các yếu tố về E-A-T cho website.
Cấu trúc topic cluster
Các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng liên kết nội bộ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của link, vì vậy phải liên tục kiểm tra và hiệu chỉnh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng trực tiếp đến website của bạn.
Link nội bộ bị gãy
Liên kết gãy (hay còn gọi là broken link) là dạng liên kết trả về mã trạng thái 404, trường hợp này xảy ra khi bạn xóa một nội dung bất kỳ trên website mà không chuyển hướng liên kết đó đến bài viết liên quan thích hợp. Dạng liên kết này gây thất thoát page authority và mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
Link bị chuyển hướng
Bình thường, bạn sẽ tạo link từ trang A sang trang B, tuy nhiên vì vấn đề gì đó thì trang B lại được chuyển hướng đến trang C. Thay vì truy cập trực tiếp từ A sang C thì bạn phải được chuyển hướng sang B rồi mới truy cập sang C. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, làm tăng thời gian chuyển trang. Khi chuyển hướng sang cũng làm mất một lượng link juice nhất định.
Link trỏ tới các trang không quan trọng
Không phải mọi trang trên website đều quan trọng. Bạn nên ưu tiên tạo liên kết nội bộ nhiều hơn đến các trang cần SEO. Những thành phần khác trên website ít thu được traffic hơn như trang chính sách, liên hệ, chuyên mục tin tức (không tối ưu) nên hạn chế để tránh thất thoát link juice.
Link deep lớn
Link deep lớn khiến người dùng phải click nhiều lần mới truy cập được nội dung cần thiết. Vì vậy nên giới hạn ở 3 click để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Công cụ kiểm tra internal link hiệu quả:
Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của internal link, để rút ngắn quá trình kiểm tra hiệu chỉnh link. Các chuyên gia SEO sẽ sử dụng các công cụ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
Công cụ Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ hỗ trợ kiểm tra các internal link trên website. Phát hiện các vấn đề liên quan đến internal link như link gãy, link 301. Bạn cũng có thể xem các thông số như link in và link out để có chiến lược điều phối liên kết nội bộ cho những trang cần trỏ link.
Screaming Frog giúp kiểm tra chỉnh sửa internal link
Công cụ Ahref
Ahrefs mô phỏng cách công cụ tìm kiếm crawl nội dung trên website và chỉ ra các lỗi liên quan đến liên kết nội bộ. Bạn cũng có thể xác định các trang có nội dung quan trọng và mạnh trên website bằng tính năng “best by link ” của ahref, giúp tận dụng sức mạnh từ các trang này.
Bảng báo cáo về link nội bộ của ahrefs
Công cụ Semrush
Tương tự như ahref, Semrush cũng cung cấp một báo cáo đầy đủ về các tình trạng các liên kết nội bộ trên website. Một số lỗi bạn có thể tìm thấy như lỗi không tìm thấy link, lỗi chuyển hướng… công cụ này cũng gợi ý cho bạn các bài viết liên quan có thể đặt link.
Semrush đưa ra các gợi ý đặt internal link trong bài viết
Website Auditor
Website Auditor là một phần mềm được cài đặt trên windows hoặc IOS giúp audit toàn bộ website và tìm ra các liên kết nội bộ bị hỏng hoặc chuyển hướng. Công cụ này cũng cung cấp một mô hình để bạn quan sát cấu trúc liên kết nội bộ trên website. Đưa ra các phân tích SEO và cơ hội tạo liên kết. Giúp cải thiện kết quả SEO cho chiến dịch của bạn.
Kiểm tra liên kết nội bộ với website auditor
Câu hỏi thường gặp khi xây dựng internal link chất lượng:
Nên có bao nhiêu liên kết trên 1 trang?
Google không giới hạn và không phạt việc đặt nhiều liên kết nội bộ trên một trang. Như website wikipedia đặt hàng trăm liên kết trên một trang của họ.
Nên đặt các liên kết này ở đâu?
Nên đặt internal link trong bài viết với ngũ cảnh hợp lý giúp Google hiểu hơn về nội dung của website. Cố gắng tạo các ngữ cảnh thích hợp để kêu gọi người dùng click làm gia tăng hiệu quả cho link.
Có nên dùng “nofollow” trong internal link?
Theo Matt Cutts, sử dụng các liên kết nội bộ nofollow, trong hầu hết các trường hợp là một sự lãng phí thời gian. Ông giải thích rằng các liên kết nội bộ nofollow làm gián đoạn dòng chảy sức mạnh khi xếp hạng. Khi bạn sử dụng các liên kết nội bộ nofollow, sẽ có ít link juice chảy qua trang web đó.
Kiểm tra thứ hạng từ khóa là công việc hàng tuần, tháng, và sau mỗi quý triển khai dự án SEO. Tại Max Seo, chúng tôi luôn cập nhật thứ hạng từ khóa hàng ngày để đảm bảo có điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn có ít từ khóa, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra thủ công ngay trên công cụ tìm kiếm. Nhưng bạn có một list hàng ngàn từ khóa thì sao? Cùng Max Seo xem cách kiểm tra từ khóa trên Google nhanh chóng.
Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google
Hiện nay, có 2 cách để kiểm tra thứ hạng của từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google.
Kiểm tra thủ công bằng tay
Cách kiểm tra này khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Thêm extension SEOquake -> Chọn Thêm vào Chrome
Cài đặt SEOquake
Ứng dụng này cho phép đánh số các kết quả tìm kiếm trên Google giúp bạn dễ dàng biết được thứ hạng mà không phải căng mắt đếm từng vị trí.
Bước 2: Truy cập Google.com -> Gõ từ khóa bạn muốn check vị trí. Ở đây Max Seo sẽ gõ “dịch vụ seo bất động sản”
Nhập từ khóa muốn kiểm tra vào google
Bước 3: Đọc thứ hạng và xem các chỉ số mà SEOquake đã hiển thị cho bạn.
Đọc chỉ số thứ hạng từ Google
Lưu ý, việc check bằng tay này với tần suất lớn sẽ phát sinh captcha, yêu cầu chứng minh bạn không phải là robot. Bạn chỉ cần vượt captcha là có thể tiếp tục. Tuy nhiên, với những dự án hàng trăm từ khóa thì việc check thứ hạng như thế này tốn khá nhiều thời gian. Vậy nên bạn hãy đọc tiếp để biết cách nhanh hơn nhé.
Check bằng công cụ
Công cụ kiểm tra từ khóa là các công cụ SEO mạnh mẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra thứ hạng từ khóa SEO nhanh chóng, hiệu quả. Khác với cách kiểm tra thứ hạng bằng tay thông thường, công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa giúp bạn kiểm tra hàng ngàn từ khóa cùng một lúc, giúp tiết kiệm thời gian vượt trội hơn.
Top 10 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa tốt nhất
Dưới đây Max Seo sẽ giới thiệu đến bạn 13 công cụ check thứ hạng từ khóa hiệu quả nhất, được nhiều chuyên gia SEO tại Việt Nam và thế giới tin dùng.
#1. Semrush
Semrush là công cụ mạnh mẽ cho phép bạn phân tích chuyên sâu website và tracking thứ hạng từ khóa. Bạn chỉ cần nhập website vào công cụ, nó sẽ giúp bạn xuất ra những từ khóa mà website đang ranking. Bạn cũng có thể kiểm tra các thông tin của từ khóa như volume, DF, PPC…
Bạn có thể sở hữu gói rẻ nhất của Semrush với mức giá 99$/tháng để truy cập toàn bộ các công cụ hữu ích khác của Semrush.
Bạn có thể theo dõi từ khóa top 3, top 10, top 20 bằng SemrushXem chi tiết từ khóa và thứ hạng bằng Semrush
#2. Ahrefs
Không thể phủ nhận rằng Ahrefs là công cụ được nhiều người làm SEO thích nhất hiện nay. Công cụ này sở hữu lượng dữ liệu khủng và chính xác. Với ahrefs bạn có thể kiểm tra thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng. Ngoài ra, công cụ này cũng cho bạn biết các chỉ số như DR, UR, backlink, keywords…
Bạn có thể theo dõi hướng dẫn kiểm tra thứ hạng từ khóa từ ahrefs dưới đây:
Hướng dẫn kiểm tra thứ hạng từ khóa hàng loạt với ahrefs
Hiện tại, bạn có thể sở hữu ahrefs với mức giá 99$/tháng cho gói thấp nhất.
#3. Spineditor
Spineditor là một công cụ của người Việt và giao diện phần mềm này hoàn toàn bằng tiếng Việt. Spineditor cho phép bạn kiểm tra thứ hạng một cách nhanh chóng hàng trăm, hàng ngàn từ khóa. Tuy nhiên, bạn phải mua kèm gói captcha hoặc vượt captcha bằng tay khi kiểm tra từ khóa trên google.
Dự án tại Max Seo sử dụng Spineditor để kiểm tra nhanh thứ hạng từ khóa
Công cụ này cũng hỗ trợ nhiều tác vụ khác như nghiên cứu từ khóa, đăng bài lên blog forum, kiểm tra đạo văn, spin bài viết… Hiện bạn có thể sở hữu công cụ này với giá cực rẻ chỉ 300k/năm.
#4. SERPROBOT
Không cần phải bàn cãi vì Serprobot thực sự chứng minh được năng lực của mình vươn lên top 4 trong bảng công cụ mà chúng tôi giới thiệu. Chỉ với 9.98$/tháng bạn có 150 lượt cập nhật thứ hạng mỗi ngày, Serprobot cho phép bạn mua thêm các bot để cập nhật thứ hạng của nhiều từ khóa hơn.
Báo cáo của Serprobot cho bạn thứ hạng trung bình, top 3, top 10, top 30 và top 100.
Check thứ hạng bằng Serprobot
#5. AccuRanker
AccuRanker cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa nhanh chóng với từng dự án khác nhau. Bạn có thể tùy chọn kiểm tra thứ hạng trên PC hoặc mobile. Công cụ cũng hỗ trợ loại bỏ các kết quả như google maps, hình ảnh, video… trong kết quả trả về để thứ hạng từ khóa trở nên chính xác hơn. Công cụ này hiện hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Hướng dẫn kiểm tra thứ hạng từ khóa với AccuRanker
Bạn có thể sở hữu công cụ này với mức giá 116$/tháng với 1000 từ khóa để theo dõi.
#6. Rank Tracker
Rank Tracker là một công cụ trong bộ công cụ của nhà phát triển nổi tiếng SEO PowerSuite công cụ này cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa của website một cách nhanh chóng. Rank tracker là một phần mềm cài trực tiếp trên PC của bạn, hỗ trợ cả window và IOS nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Hướng dẫn kiểm tra thứ hạng từ khóa với Rank Tracker
Bạn có thể sở hữu công cụ này với mức giá 299$/năm để sở hữu toàn bộ công cụ trong SEO PowerSuite
#7. SERP Watcher
SERP Watcher là một công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa tuyệt vời, giao diện sạch sẽ. Công cụ này có một bảng báo cáo ngắn gọn cung cấp các thông tin như vị trí trung bình, thứ hạng tăng, thứ hạng giảm, từ khóa không thay đổi,…. Bạn cũng có thể theo dõi các từ khóa trong top 5, top 10 và top 30 một cách dễ dàng.
Bảng báo cáo của Serpwatch rất rõ ràngTheo dõi thứ hạng chi tiết của từng từ khóa theo ngôn ngữ và thiết bị
Bạn có thể sở hữu công cụ này ở mức giá 25$/tháng với gói thanh toán hàng năm.
#8. SE Ranking
SE Ranking hỗ trợ theo dõi thứ hạng từ khóa hàng loạt, cập nhật thứ hạng từ khóa theo thời gian thực. Công cụ này cũng hỗ trợ trên đa quốc gia, và trên đa nền tảng cả PC lẫn mobile. Bạn có thể theo dõi phân loại xếp hạng từ khóa như hình ảnh, video, local, featured snippets, lưu lượng tìm kiếm của từ khóa ngay trên báo cáo.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa SE Ranking
Công cụ này hỗ trợ giao diện dùng thử trực quan, đầy đủ chức năng. Vì vậy bạn nên sử dụng thử trước khi cân nhắc mua với mức giá 39$/tháng cho gói thấp nhất.
#9. Authority Labs
Authority Labs giúp bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa đáng tin cậy và chính xác, kết quả cho từng vị trí theo khu vực. Công cụ này cũng hỗ trợ theo dõi thứ hạng từ khóa trên nền tảng mobile. Bạn sẽ cần phải trả 45$/250 keyword/tháng.
Công cụ check thứ hạng từ khóa authoritylabs
#10. WooRank
WooRank cho phép bạn quản lý từ khóa theo chiến dịch, kiểm tra thứ hạng từ khóa theo thời gian thực. Kết quả hiển thị theo địa phương, bạn cũng có thể tải kết quả về để phân tích và lưu trữ.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa woorank
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí (free)
Nếu bạn không đủ ngân sách để mua các công cụ trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
#1. Google Search Console
Google Search Console là công cụ từ chính Google hỗ trợ theo dõi và phân tích lượt nhấp trên website, công cụ này cũng hỗ trợ các yếu tố như báo cáo liên kết, tính khả dụng trên thiết bị di động, vị trí trung bình của các từ khóa.
Để sử dụng công cụ này, bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt tại đây!
Bước 1: Truy cập Google Search Console -> Chọn Kết quả tìm kiếm
Kiểm tra thứ hạng từ khóa với Google Search Console
Bước 2: Trong Hiệu suất trong kết quả Tìm kiếm -> Chọn thời gian: 7 ngày (tùy bạn có thể muốn xem thứ hạng trong khoảng thời gian nào)
Chọn thứ hạng trung bình trong khoảng thời gian muốn xem
Bước 3: Click vào Mới -> Chọn Truy Vấn -> Chọn Truy Vấn Khớp Chính Xác -> Nhập từ khóa muốn kiếm tra
Nhập truy vấn muốn kiểm tra dạng truy vấn khớp chính xác
Bước 4: Click vào nút Vị trí trung bình để xem chi tiết thứ hạng
Check vị trí trung bình của từ khóa
Vì là vị trí trung bình trong một khoảng thời gian, nên bạn sẽ thấy hiện tượng vị trí dạng số thập phân.
#2. Tiện ích kiểm tra thứ hạng từ khóa trên firefox
Đây là một tiện ích sử dụng trên trình duyệt firefox, bạn phải tải và cài đặt trình duyệt này để check được nhanh chóng. Sau khi cài đặt trình duyệt, bạn có thể tải tiện ích tại đây!
Giao diện nhập từ khóa từ tiện ích firefoxKết quả trả về từ tiện ích firefox
#3. Kiểm tra thứ hạng từ khóa online bằng Smallseo tools
Smallseo tools là bộ công cụ gồm nhiều công cụ online hữu ích cho bạn khám phá, bạn có thể kiểm tra thứ hạng từ khóa qua công cụ này. Tuy nhiên hiện tại bộ công cụ này chưa hỗ trợ vị trí tại Việt Nam, bạn có thể chọn Philippines để thay thế.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Smallseotools
Tổng kết
Như vậy, Max Seo đã giới thiệu đến bạn đầy đủ thông tin về công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa. Đề xuất và hướng dẫn các công cụ check keyword phổ biến có phí và miễn phí. Nếu không rõ công cụ nào, bạn có thể comment xuống dưới để Max Seo có thể hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Technical SEO là một trong bộ 3 trụ cột quan trọng trong SEO gồm Technical SEO, SEO Onpage và SEO Offpage. Thế nhưng bạn đã nắm rõ cách tối ưu technical SEO hiệu quả cho website của doanh nghiệp mình. Cùng Max Seo khám phá “Technical SEO là gì?” và các bước để xây dựng chiến lược technical tốt nhất.
Technical SEO là gì?
Technical SEO (hay còn gọi là SEO kỹ thuật) là quá trình tối ưu website của doanh nghiệp giúp các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin, index và xếp hạng cho trang web của bạn. Ngoài ra technical SEO còn giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập website.
Technical SEO là gì?
Tại sao technical SEO quan trọng?
Đối với các công cụ tìm kiếm, việc tối ưu kỹ thuật cho website chuẩn giúp các bot của các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy website, thu thập dữ liệu, phân tích và lập chỉ mục. Từ đó lấy cơ sở để xếp hạng cho các nhóm từ khóa SEO mà doanh nghiệp nhắm tới.
Đối với người dùng, technical SEO giúp cải thiện trải nghiệm người dùng hiệu quả. Bằng chứng là việc tối ưu technical giúp website tải nhanh hơn, cung cấp sơ đồ và các liên kết giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các nội dung mà họ mong muốn trên website bạn.
Tối ưu technical SEO gồm những gì?
Tối ưu về mặt kỹ thuật cho website bao gồm rất nhiều yếu tố, trong bài viết này Max Seo sẽ giúp bạn tìm hiểu các yếu tố dưới đây:
Cải thiện tốc độ truy cập của website
Tối ưu giao diện mobile website
Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO
Xử lý nội dung trùng lặp
Tạo và quản lý canonical
Tạo sitemaps cho website
Tạo và tối ưu tệp robots.txt
Thêm schema
Bảo mật website bằng SSL
Cùng Max Seo tìm hiểu chi tiết từng yếu tố trên ngay sau đây nhé.
Cải thiện tốc độ truy cập của website
Google và các công cụ tìm kiếm đánh giá cao một website có tốc độ tải trang nhanh. Đây là tín hiệu về chất lượng trang web hoàn hảo và sẽ được Google thưởng trong bảng xếp hạng của mình. Không chỉ giúp cho quá trình xếp hạng website tốt hơn, nó còn mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng.
Tối ưu tốc độ website
Để cải thiện tốc độ truy cập website, bạn có thể cân nhắc tối ưu các yếu tố sau:
Lựa chọn hosting tốc độ cao
Hosting tốc độ cao giúp trả lời các phản hồi của người dùng một cách nhanh chóng. Giúp cải thiện tốc độ truy cập website hiệu quả. Với những website phục vụ cho khách hàng tại Việt Nam, bạn nên ưu tiên các đơn vị lưu trữ đặt máy chủ trong nước. Vì như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website ở các thời điểm đứt cáp.
Lựa chọn hosting tốc độ cao
Nếu website của bạn có lượng dữ liệu lớn, người dùng truy cập nhiều bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại VPS hoặc Cloud hosting để tăng tốc cho website mình.
Nén css, giảm các css không dùng đến
CSS dùng để định kiểu cho nội dung trên website, tuy nhiên không phải lúc nào website cũng sử dụng toàn bộ các css mặc định trên wordpress. Vì vậy một số css không dùng đến và làm chậm website. Việc của bạn là tối ưu và giảm thiểu các css không dùng đến. Ngoài ra bạn cũng nên nén css để làm giảm dung lượng file giúp website tải nhanh hơn.
Nén và tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là nguyên nhân phổ biến khiến website của bạn ì ạch. Với những website không quan trọng về mặt hình ảnh, bạn nên cân nhắc điều chỉnh dung lượng hình ảnh dưới 300kb. Với những website chú trọng hình ảnh như thời trang, nội thất,… bạn nên để dung lượng <500kb.
Sử dụng định dạng Webp giúp website tải nhanh hơn mà không làm giảm chất lượng hình ảnh
Bạn cũng nên chuyển định dạng hình ảnh từ png, jpg, jpeg,… sang định dạng webp. Webp là công nghệ nén hình ảnh do Google nghiên cứu và phát triển, giúp giảm dung lượng hình ảnh đáng kể mà không làm thay đổi nhiều về chất lượng hình ảnh. Hiện nay hầu hết các trình duyệt đã hỗ trợ webp.
Trì hoãn các javascript kém quan trọng
Tương tự như css, các thành phầnjavascript cũng không phải luôn được sử dụng. Bạn nên cân nhắc bật tùy chỉnh nén javascript và trì hoãn các js không cần thiết giúp website tải nhanh hơn.
Xử lý các redirect 301 trên website
Khi người dùng click vào các liên kết chuyển hướng, họ phải đợi một khoảng thời gian nhỏ vài giây để website tiến hành chuyển hướng link cũ sang link mới và hiển thị nội dung cho bạn. Điều này cũng làm giảm trải nghiệm người dùng, các liên kết redirect 301 này cũng làm thất thoát link juice của website.
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google để kiểm tra xem liệu website mình có được tối ưu trên các thiết bị di động hay không.
Tối ưu hóa cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website tốt giúp người dùng dễ dàng điều hướng tới nội dung cần thiết trên website. Nó cũng giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy, lập chỉ mục và xếp hạng content trên website. Vậy làm sao để tối ưu cấu trúc cho trang web.
Thêm breadcrumb
Breadcrumb là đoạn liên kết giúp người dùng xác định được vị trí của mình trên website. Giúp họ dễ dàng điều hướng đến các nội dung mong muốn. Nó cũng giúp bot của các công cụ tìm kiếm xác định cấu trúc của một trang web.
Thêm breadcrumb cho website
Tối ưu Url
Url là đường dẫn của một trang trên website, giúp người dùng dễ dàng truy cập và khám phá nội dung trên trang đó. Url chuẩn SEO nên chứa từ khóa nhằm giúp người dùng xác định được nội dung của đường liên kết họ sắp truy cập. Nâng cao sự uy tín của url đó trong mắt người dùng.
Tối ưu cấu trúc url chuẩn seo bằng Rank Math SEO
Tối ưu internal link
Đừng bắt khách hàng click nhiền lần hoặc phải tìm kiếm nội dung khác trên website một cách khó nhọc. Bạn nên thêm các internal link vào bài viết giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các nội dung khác liên quan.
Cách GoogleBot khám phá nội dung thông qua internal link
Internal link cũng giúp điều phối sức mạnh của website, giúp các bot tìm kiếm hiểu được nội dung nào quan trọng và ưu tiên lập chỉ mục, xếp hạng cho nội dung đó.
Xử lý trang mồ côi
Trang mồ côi là trang không nhận được các internal link trỏ tới và các liên kết trỏ đi. Điều này gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm cũng như người dùng có thể điều hướng hoặc tìm ra trang này trên website. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm các trang này trên website của mình và liên kết nó với các nội dung liên quan khác.
Xử lý trang mồ côi trên website
Xử lý nội dung trùng lặp
Trong quá trình sáng tạo content cho website, bạn có thể đã vô tình tạo ra các trang trùng lặp trên website. Điều này ảnh hưởng xấu đến nội dung chính, làm cho các nội dung này cạnh tranh lẫn nhau. Một số cách xử lý phổ biến là sử dụng thẻ canonical và chuyển hướng về phiên bản chính tắc.
Tối ưu thẻ canonical cho website
Canonical là một mã code cho phép công cụ tìm kiếm xác định được đâu là trang chính tắc cho các nội dung trùng lặp. Với tùy chọn mặc định, trang web sẽ được canonical về chính nó. Nếu website xuất hiện các nội dung trùng lặp và không thể xóa (ví dụ như sản phẩm nhiều biến thể) bạn có thể sử dụng thẻ này để chỉ định trang chính tắc cho các công cụ tìm kiếm.
Tạo sitemap cho trang web
Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web chứa tập hợp tất cả những sản phẩm, danh mục, bài viết… trên website. Giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các nội dung trên website. Ngoài ra, những thay đổi của bạn sẽ được cập nhật trên sitemap để báo với công cụ tìm kiếm liên tục cập nhật.
Tạo sitemap cho người dùng và công cụ tìm kiếm
Có 2 loại sitemap chính:
XML sitemap: bạn có thể tìm thấy sitemap này ở các website tại đường dẫn https://domain.com/sitemap.xml. Sitemap này sử dụng cho công cụ tìm kiếm giúp các bot dễ dàng truy cập và đọc dữ liệu website.
HTML sitemap: đây là sitemap được tạo ra dành cho người dùng. Sitemap này tập hợp tất cả các tài nguyên trên website giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến nội dung bất kỳ.
Tạo tệp robots.txt
Các trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm (bot) sẽ đọc file robots.txt trước khi tiến hành thu thập dữ liệu trên website bất kỳ. Tệp robots.txt giúp hướng dẫn cho bot biết được khu vực nào trên website được phép thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng.
Tạo tệp Robots.txt để hướng dẫn cho Bot công cụ tìm kiếm
Bạn có thể truy cập robots.txt qua đường dẫn:
https://yourdomain.com/robots.txt
Lưu ý thay yourdomain.com bằng tên miền của website bạn.
Thêm schema cho website
Schema là một đoạn mã giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trên website, giúp các bot công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của website. Schema chỉ hiển thị cho các công cụ tìm kiếm, không hiển thị cho người dùng. Tuy nhiên, một số schema được hiển thị ngoài SERP của công cụ tìm kiếm. Có thể kể đến như FAQ, review, job posting schema…
Schema giúp kết quả tìm kiếm uy tín hơn
Bạn có thể xem hầu hết các mẫu và hướng dẫn tạo Schema chi tiết qua website schema.org.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website
SSL là chứng chỉ bảo mật bắt buộc đối với mỗi website, ngày nay nếu trang web của bạn không có SSL các công cụ tìm kiếm sẽ ngăn chặn hoặc đưa ra cảnh báo rằng người dùng đang truy cập một website không an toàn.
Công cụ giúp tối ưu technical SEO nhanh chóng
Công cụ SEO giúp việc làm SEO trở nên dễ dàng hơn. Với công cụ SEO bạn có thể tiết kiệm được hàng tá thời gian. Dưới đây là một số công cụ tối ưu SEO technical bạn nên tham khảo.
Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm tra technical cho website. Công cụ này sẽ quét toàn bộ website của bạn, hiển thị các lỗi SEO phổ biến như thiếu title SEO, thiếu mô tả SEO, các lỗi responsive code, schema và hình ảnh.
Công cụ Screaming Frog
Ahrefs
Ahrefs là công cụ online giúp bạn thực hiện các kiểm toán kỹ thuật trên website một cách mạnh mẽ. Công cụ này được đông đảo anh em trong cộng đồng SEOer đánh giá cao. Bạn có thể xem video hướng dẫn audit technical cho một website dưới đây:
Hướng dẫn check technical SEO bằng Ahrefs
Semrush
Tương tự như Ahrefs, Semrush cũng là một công cụ hỗ trợ phân tích và audit technical cho website. Tuy nhiên giá của Semrush tốt hơn Ahrefs nên được nhiều SEOer tại Việt Nam sử dụng.
Check Technical SEO bằng Semrush
Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là công cụ phân tích tốc độ website trên cả mobile và PC. Công cụ này đưa ra các lời khuyên để giúp cho các nhà quản trị website cải thiện tốc độ website của mình. Bạn có thể truy cập công cụ này TẠI ĐÂY!
Web developer Extension
Web developer Extension là một tiện ích của Google Chrome hỗ trợ phân tích website trực tiếp từ thanh tiện ích của Chrome. Bạn có thể kiểm tra các thuộc tính hình ảnh, các thẻ heading… nhờ công cụ này.
Detailed SEO Extension
Detailed SEO Extension cũng là một tiện ích sử dụng để kiểm tra các yếu tố technical SEO cho website hiệu quả. Công cụ này cho phép bạn kiểm tra SEO title, SEO meta, sitemap, robots.txt, schema…
Tổng kết
Qua bài viết này, Max Seo đã giới thiệu đến quý doanh nghiệp câu hỏi “Technical SEO là gì?” và các hướng dẫn chi tiết liên quan đến SEO technical. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về SEO technical, đừng ngại đặt câu hỏi ngay phía dưới nhé.
SEO Offpage là công việc vô cùng quan trọng trong SEO. Việc biết thời điểm áp dụng và áp dụng đúng giúp website bứt phá thứ hạng một cách đột phá. Vậy SEO Offpage là gì? Làm offpage thì gồm những công việc gì? Và SEO Onpage khác gì so với Offpage? Tất cả sẽ được Max Seo giải đáp chi tiết qua bài viết này.
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là quá trình xây dựng link building và tạo dựng danh tiếng bên ngoài website trên các nền tảng như mạng xã hội, blog 2.0, forum, báo PR… Giúp website tăng trưởng về cả thứ hạng từ khóa và traffic.
SEO offpage là gì?
Bản chất của offpage là xây dựng link building từ website khác trỏ về trang web chính đang muốn SEO để tăng độ uy tín cho website này. Các liên kết trỏ về từ website khác gọi là backlink.
Tại sao SEO Offpage quan trọng?
Các liên kết tạo dựng bởi SEO offpage như là những phiếu bầu cho website của bạn. Giúp trang web tạo dựng được sự uy tín trong mắt Google và người dùng.
Google đánh giá một website dựa trên các yếu tố như chuyên môn, quyền hạn và độ tin cậy (EAT) của website đó so với các website khác có cùng nội dung. Cách tăng quyền hạn và độ tin cậy tốt nhất chính là thông qua hệ thống backlink, đánh giá và đề xuất mà website đó nhận được.
Ngoài ra, website cũng nhận được traffic từ các nguồn được liên kết tới như social, forum, guest post, báo… khi đặt backlink trên các hệ thống này.
SEO Onpage và Offpage là gì? Khác nhau như thế nào?
Để hiểu hơn về SEO Onpage bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết “SEO Onpage là gì?” của Max Seo. Ở trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ so sánh sự khác nhau giữa hai chiến lược này.
SEO Onpage
SEO onpage là các tối ưu trên trang giúp website của bạn trở nên dễ dàng truy cập, dễ đọc hiểu nội dung hơn cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các yếu tố về SEO Onpage của website.
SEO onpage gồm những gì?
Chất lượng nội dung: Google luôn nỗ lực để mang đến cho người dùng của họ những website có nội dung tốt nhất. Vì vậy bạn nên tập trung vào việc tạo ra nội dung hữu ích cho người dùng hơn là việc cố gắng tối ưu cho các công cụ tìm kiếm.
Liên kết nội bộ: Liên kết nội bộ giúp điều phối dòng chảy sức mạnh (link juice) bên trong website giúp các công cụ tìm kiếm biết được trang nào trên website là nội dung quan trọng để xếp hạng cho trang đó. Ngoài ra internal link còn giúp điều hướng người dùng một cách hiệu quả.
Các tối ưu trên trang: các tối ưu trên trang bao gồm tiêu đề, H1, thẻ mô tả Meta, hình ảnh, độ dễ đọc… nhằm giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên website và giúp các bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy, index và xếp hạng.
Cấu trúc website: cấu trúc website tốt là dạng cấu trúc giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập nội dung quan trọng trên website mà không cần click hay điều hướng quá nhiều. Xây dựng cấu trúc website còn phải đảm bảo từ trang chủ có thể đến được hầu hết các trang quan trọng trên website. Điều này giúp cho các bot dễ dàng tìm kiếm và thu thập dữ liệu trên website của bạn.
Tính chuyên môn của nội dung: bạn cần tạo ra sự chuyên môn trong lĩnh vực của mình bằng cách triển khai các khía cạnh liên quan của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này làm cho các công cụ tìm kiếm đánh giá cao nội dung của bạn.
SEO Offpage
SEO Offpage là những yếu tố bên ngoài trang web, không thể kiểm soát được hoặc bạn chỉ có thể kiểm soát một phần. Với những backlink tự nhiên, bạn không thể kiểm soát, sửa đổi hay gỡ. Với các chiến lược link building của mình thì khác, bạn có thể chỉnh sửa và loại bỏ chúng một cách thoải mái.
Các yếu tố ảnh hưởng đến SEO Offpage:
Backlink: Backlink là yếu tố cực kỳ quan trọng trong offpage, giúp website tăng trưởng thứ hạng cực tốt. Backlink có thể đến từ nguồn tự nhiên hoặc xây dựng “một cách tự nhiên”.
Sức mạnh của domain đặt link: sức mạnh của website đặt link được thể hiện qua sức mạnh của tên miền. Bạn có thể kiểm tra sức mạnh của domain thông qua các phần mềm phân tích website như ahrefs, semrush, moz. Ngoài ra, tên miền đặt link cũng nên cùng chủ để với money site để tăng hiệu quả của backlink.
Anchor text: đây là yếu tố cực quan trọng, tỉ lệ anchor text phải tự nhiên nhất để tránh spam. Việc sử dụng quá liều anchor text chính xác cũng khiến website bị phạt.
SEO Offpage là làm những gì?
SEO Offpage là tổng hợp của nhiều chiến lược như social bookmark, backlink forum, guest post, báo pr, PBN… để tập trung sức mạnh cho website cần SEO.
Xây dựng backlink chất lượng
Thay vì tập trung vào số lượng, bạn nên đầu tư xây dựng những backlink chất lượng cho website.
Sử dụng semrush để check sức mạnh tên miền (AS) của site đi link
Các backlink chất lượng đặc trưng bởi các yếu tố sau:
Được đặt trên website cùng chủ đề
Website đặt backlink có sức mạnh lớn
Bài viết đặt backlink có nội dung liên quan
Anchor text tự nhiên, không spam
Backlink có traffic
Backlink được xây dựng theo các tiêu chí này giúp cho website bứt phá thứ hạng vượt trội so với các website khác trong cùng lĩnh vực.
Social Bookmark & Social Profile
Ở Việt Nam, quá trình xây dựng các mạng lưới social doanh nghiệp và liên kết với nhau (stacking) được gọi là Entity SEO. Đây là quá trình tạo dựng các profile trên các mạng xã hội như twitter, linkedin, pinterest, facebook… một cách đồng nhất thông tin, rồi kết nối chúng lại với nhau. Điều này giúp xác thực sự tồn tại của doanh nghiệp, các social nên có backlink trỏ về website để tăng hiệu quả.
Social Bookmarking mà Max Seo đã xây dựng cho đối tác tại scoop.it
Social Bookmarking là các mạng xã hội cho phép lưu trữ các liên kết dưới dạng các thẻ bookmark. Điều này vô hình dung tạo ra backlink trỏ từ social đó đến website. Giúp gia tăng mức độ uy tín cho trang web của bạn.
Xây dựng backlink forum
Backlink forum là những liên kết được xây dựng từ các bài đăng trên các forum. Với loại backlink này, bạn nên ưu tiên các forum có tỉ lệ spam thấp. Các forum nên có chủ đề liên quan đến website cần SEO. Khi khiển khai cần tránh spam liên kết vì có thể bị admin của các forum này cấm vĩnh viễn.
Đặt backlink trong chữ ký của Forum
Tự động hóa backlink bằng IFTTT
IFTTT là viết tắt của cụm “if that then this”, cơ chế của nền tảng này là hỗ trợ nhà quản trị website chia sẻ các nội dung mới nhất (thông qua rss) lên các hệ thống như social, blog 2.0 đã được kết nối trước. Giúp tạo ra backlink một cách hoàn toàn tự động. Tuy nhiên hiện nay, bạn chỉ có thể thực hiện tác vụ này trên nhiều nhất 3 tài khoản với plan free.
Nguyên lý hoạt động của IFTTT – Ảnh: Sưu tầm
Xây dựng PBN (Private Blog Network)
PBN là từ viết tắt của private blog network được xây dựng dựa trên các tên miền cũ nhằm tận dụng sức mạnh của domain này. PBN trước đây là giải pháp giúp tăng trưởng thứ hạng mạnh mẽ, tuy nhiên trong thời gian gần đây các công cụ tìm kiếm đã giảm hoặc phạt những website sử dụng chiến lược này.
Book bài PR báo
Hiện nay, hệ thống báo tỉnh đều cho phép bạn book bài viết để PR doanh nghiệp kèm theo liên kết trỏ về website. Và đây được tính là một loại backlink cực kỳ chất lượng. Ngoài hệ thống báo tỉnh nếu bạn có ngân sách lớn nên cân nhắc các báo PR lớn như cafef, 24h.com.vn, zing,…
PR báo kèm backlink trên 24h.com.vn
Guest Post
Guest Post là bài đăng khách trên các website cùng chủ đề, bạn sẽ tiến hành cung cấp các bài viết chất lượng cho các website ở các lĩnh vực liên quan. Và yêu cầu 1,2 backlink trỏ về website của bạn. Tuy nhiên hiện nay, bạn có thể mua trực tiếp tại các đơn vị có hệ thống guest post theo lĩnh vực cực kỳ phong phú.
Guest post mà Max Seo đã tạo với phần chữ ký link về trang chủ
Xây dựng hệ thống blog 2.0
Với hệ thống social hay guest post bạn chỉ nhận được sức mạnh thông qua link profile hay bài post. Các vị trí như sidebar, footer… hoàn toàn không thể tận dụng được. Nhưng với dạng blog 2.0 thì lại khác, bạn được phép toàn quyền tùy chỉnh trên các blog của mình. Một số blog 2.0 bạn có thể tham khảo như blogspost, wordpress, wix,…
Mô hình đi link là cách thức liên kết các hệ thống mà Max Seo vừa giới thiệu ở trên lại với nhau nhằm tăng sức mạnh cho money site. Có rất nhiều mô hình đi link trên thế giới, tuy nhiên phổ biến nhất là 2 mô hình Domain Authority Stacking và Pyramid.
Link building theo mô hình kim tự tháp (Pyramid)
Ở Việt Nam có khá nhiều bài viết liên quan đến mô hình Pyramid (mô hình kim tự tháp), còn Domain Authority Stacking thì khá hạn chế. Xây dựng link theo mô hình kim tự tháp đặt website cần SEO ở đỉnh tháp, tiếp theo là các hệ thống link xếp tầng giúp truyền sức đến website chính. Tuy nhiên mô hình này cũng cần đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ để không bị phạt bởi các thuật toán.
Cách sử dụng anchor text trong SEO Offpage
Việc sử dụng anchor text trong quá trình triển khai link building cho thấy trình độ và kinh nghiệm của người làm SEO. Có rất nhiều loại anchor text khác nhau, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết “Anchor text là gì?” của chúng tôi. Quyết định đặt backlink với anchor text nào có ý nghĩa rất lớn đối với việc tăng trưởng từ khóa.
Anchor text trong link building
Một số loại anchor text thường gặp như anchor text từ khóa chính xác, từ khóa bán phần, url trần, từ khóa chung chung như “xem thêm”, “tại đây”. Ngoài ra việc đặt backlink ở đâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng.
Tổng kết
Vậy là Max Seo đã giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi “SEO Offpage là gì?” và các công việc của một người thực thi offpage. Hy vọng qua bài viết bạn đã có những kiến thức bổ ích, nếu thấy bài viết hay đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại để lại bình luận cho chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp:
SEO offpage là gì?
SEO Offpage là quá trình xây dựng link building và tạo dựng danh tiếng bên ngoài website trên các nền tảng như mạng xã hội, blog 2.0, forum, báo PR… Giúp website tăng trưởng về cả thứ hạng từ khóa và traffic.
Làm sao để seo offpage?
Bạn có thể triển khai SEO Offpage cho website với các chiến lược dưới đây:
Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn khao khát tìm ra con đường tăng trưởng doanh thu cho công ty nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chắc chắn không ít một lần bạn đọc được khái niệm SEO đâu đó trên internet và không hiểu rõ SEO là gì? Max Seo ở đây để giúp bạn hiểu một cách tường tận khái niệm “SEO là gì?“, doanh nghiệp khi nào nên đầu tư SEO.
SEO là gì?
SEO (viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization) là cách thức tối ưu website trên nhiều mặt như onpage, offpage, content, trải nghiệm người dùng… nhằm giúp trang web tăng trưởng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex…
Khái niệm SEO là gì?
Traffic từ SEO được gọi là organic traffic không bao gồm lưu lượng truy cập từ các loại quảng cáo trả phí. SEO là một trong các chiến lược hiệu quả của digital marketing.
Các loại hình SEO hiện nay:
Hiện nay có rất nhiều hình thức SEO do nhiều công ty SEO trong và ngoài nước giới thiệu. Tuy nhiên nhìn chung có những loại SEO sau đây:
SEO tổng thể website: SEO tổng thể giúp tăng trưởng hàng ngàn từ khóa trên website giúp bao phủ chủ đề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ các từ khóa thông tin đến các từ khóa tạo ra chuyển đổi. SEO tổng thể tập hợp nhiều kỹ thuật phức tạp như SEO Onpage, SEO Offpage, triển khai Content chuẩn SEO.
SEO từ khóa: Khác với SEO tổng thể, SEO từ khóa chỉ tập trung thúc đẩy cho một nhóm từ khóa mang lại chuyển đổi cao lên top. Thường chiến lược này chỉ phù hợp với các ngành cạnh tranh thấp và trung bình. Với các ngành cạnh tranh cao thì SEO từ khóa không khả thi.
SEO hình ảnh: là việc đưa hình ảnh lên top cao trên bảng kết quả hình ảnh (SERP) của công cụ tìm kiếm. Giúp hình ảnh của bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Loại hình SEO này thường hữu ích với các website thời trang, nội thất, xây dựng, nhà và vườn…
SEO Entity: là chiến lược triển khai xây dựng hệ thống mạng xã hội cho doanh nghiệp. Giúp giới thiệu nội dung website đến với đông đảo người dùng trên các mạng xã hội này.
Local SEO (SEO địa phương): Đây là chiến lược cực kỳ hữu ích với các dịch vụ mang tính bản địa như thuê xe, sửa xe, dịch vụ sửa máy in, sửa máy vi tính… sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bị giới hạn về mặt địa lý. Local SEO giúp doanh nghiệp phát triển trong một tỉnh nhất định. Để biết thêm về dịch vụ local seo, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO Đà Nẵng, dịch vụ SEO Hà Nội và dịch vụ SEO Hồ Chí Minh của chúng tôi.
SEO App Mobile: là dịch vụ SEO giúp app của bạn hiển thị top đầu trên các nền tảng appstore hay google play khi người dùng tìm kiếm các cụm từ liên quan.
Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư SEO cho website?
Việc đầu tư SEO giúp mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần hiểu rằng để đạt được những lợi ích này doanh nghiệp cần phải đầu tư SEO trong thời gian đủ dài. Tối thiểu từ 06 tháng đối với các dịch vụ SEO từ khóa và 8 – 12 tháng với dịch vụ SEO tổng thể website.
Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư SEO ngay từ bây giờ
Tiết kiệm chi phí Google Ads
Nếu xem xét trong ngắn hạn, SEO tỏ ra thua kém Google Ads bởi lẽ các chiến dịch SEO đòi hỏi phải có thời gian để thu hút traffic tự nhiên và mang về những chuyển đổi đầu tiên. Tuy nhiên về lâu dài SEO sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hàng tỷ chi phí nhờ vào lượt truy cập tự nhiên không phải trả phí. Cùng theo dõi bảng so sánh đơn giản giữa SEO và Google Ads dưới đây:
SEO
Google Adwords
Áp dụng trên tất cả công cụ tìm kiếm
Sử dụng cho trang web trên Google hoặc sử dụng Google Adsense (Mạng lưới quảng cáo của Google)
Lượng truy cập từ SEO miễn phí
Lượng truy cập từ Google Adwords đòi hỏi phí
Đòi hỏi kỹ thuật tối ưu hóa và cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm
Đấu giá và tuân thủ các yêu cầu của Google để hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm
Mất thời gian để đạt được thứ hạng tốt và lượng truy cập ổn định (thường từ 2-6 tháng)
Có thể xuất hiện ngay lập tức trên trang kết quả tìm kiếm và tăng lượng truy cập
Khó đo lường chi phí và doanh thu do nhiều yếu tố ảnh hưởng
Dễ tính toán chi phí và doanh thu dựa trên giá đặt và chỉ số KPIs
Lượng truy cập ổn định thường được duy trì trong thời gian dài
Ngừng ngay sau khi hết ngân sách quảng cáo
Tập trung vào một số từ khóa cụ thể trước, mở rộng sau khi đạt được hiệu quả nhất định
Có thể quảng cáo nhiều từ khóa cùng một lúc
Lượt click từ khách hàng chiếm khoảng 65%, mang lại giá trị cao hơn
Lượt click từ khách hàng chỉ chiếm khoảng 35%, có nguy cơ lượt click giả từ đối thủ gây tụt thứ hạng từ khóa và tăng chi phí
Có thể hỗ trợ cải thiện vị trí từ khóa dài và từ khóa trên trang chính khi đạt được hiệu quả
Tác động chỉ đến URL (trang web) được quảng cáo
Bảng so sánh giữa SEO và Google Ads – Tham khảo từ Wikipedia
Tăng lượng khách hàng tiềm năng
SEO giúp website tăng lượng người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ. Những người dùng này truy cập thường xuyên vào website và dễ dàng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Khi kết hợp cùng các chiến dịch remarketing giúp mang lại chuyển đổi cao cho doanh nghiệp.
Tăng nhận diện thương hiệu website
Khách hàng có xu hướng tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Việc xuất hiện đi xuất hiện lại trên bảng kết quả tìm kiếm với các truy vấn của người dùng giúp cho những người này nhớ đến thương hiệu của bạn hơn. Ngoài ra cũng giúp gia tăng lòng tin giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Khách hàng từ Google dễ chốt sale
Khách hàng từ Google là những khách hàng tự tìm kiếm thông tin, nội dung và truy cập vào website của bạn. Đây thực sự là những người có nhu cầu, không phải những khách hàng tốn hàng trăm giờ để telesale. Vì vậy khả năng họ mua hàng và doanh nghiệp chốt được gói dịch vụ là rất cao.
Chiến dịch SEO gồm những gì?
SEO không hề đơn giản, đây là chiến lược tập trung nhiều kỹ thuật phức tạp. Một chiến dịch SEO thành công đòi hỏi sự kết hợp của:
SEO Onpage
SEO Offpage
SEO Technical
SEO Entity
Content SEO
Chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khái niệm này ngay sau đây!
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là quá trình tối ưu các yếu tố trên trang như SEO title, mô tả SEO, nội dung bài viết, url, hình ảnh… giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm Google. Giúp trang web thu hút được một lượng lớn traffic tự nhiên, gia tăng cơ hội tiếp cận hàng ngàn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Seo Onpage giúp tối ưu các yếu tố bên trong website của bạn.
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là việc tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, bao gồm xây dựng liên kết (Link Building), tiếp thị trên các mạng xã hội, Social Media Bookmarking,… nhằm mục đích đưa website lên vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm của Google và thu hút lượng truy cập không phải trả tiền cực lớn.
SEO offpage giúp xây dựng danh tiếng doanh nghiệp từ bên ngoài website.
SEO Technical là gì?
SEO Technical (SEO kỹ thuật) là việc tối ưu các yếu tố như https, www, 301 redirect, disavow link…. các yếu tố liên quan đến kỹ thuật trên website giúp trang web trở nên chuẩn SEO trong mắt các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, thúc đẩy thứ hạng website hiệu quả.
SEO technical giúp tối ưu các yếu tố kỹ thuật trên website
Entity SEO là gì?
Entity SEO là chiến lược xây dựng các hệ thống social, blog 2.0,… nhằm xác thực doanh nghiệp với Google. Biến doanh nghiệp bạn trở thành một thực thể có thật và thực sự tồn tại trên môi trường internet. Hệ thống này còn giúp phân phối nội dung đến các người dùng trên các mạng xã hội.
Tạo dựng mạng lưới social, blog 2.0 là một phần quan trọng trong SEO Entity
Content SEO là gì?
Content SEO là quá trình lên kế hoạch và xây dựng nội dung cho một website. Content SEO phải đồng thời thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Điều này giúp website phát triển thứ hạng bền vững vượt mọi thuật toán từ Google.
Xây dựng content chuẩn SEO cho website
Những công việc của một team SEO
SEO là tập hợp của nhiều công việc và kỹ thuật, vậy một team SEO sẽ có những công việc nào và vận hành ra sao. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Nghiên cứu bộ từ khóa SEO
Bộ từ khóa SEO là những từ khóa mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ khóa SEO phải có lượt tìm kiếm và mang lại chuyển đổi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, team SEO cũng sẽ nghiên cứu các bộ từ khóa liên quan theo search intent khách hàng từ nhu cầu thông tin, so sánh, điều hướng đến mua hàng. Điều này giúp website bao phủ được toàn bộ lĩnh vực mà công ty bạn kinh doanh.
Xây dựng bộ từ khóa SEO
Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ là quá trình phân tích các website đối thủ hiện đang ranking top 10 trên SERP của các công cụ tìm kiếm nhằm trả lời các câu hỏi như:
Cần viết bao nhiêu bài viết?
Cần đi bao nhiêu backlink?
Có cần book báo PR hay không?
Nghiên cứu đối thủ bằng Semrush
Xây dựng cấu trúc website
Cấu trúc website là việc sắp xếp và liên kết các trang quan trọng trên website lại với nhau giúp người dùng truy cập đến nội dung quan trọng một cách dễ dàng. Tối ưu tốt cấu trúc còn giúp điều phối link juice trên website, hỗ trợ cải thiện thứ hạng của bộ từ khóa cần SEO.
Tối ưu UX/UI, speed cho website
Tối ưu UX/UI là một bước quan trọng cần thiết cho website để tăng trải nghiệm người dùng. Các yếu tố cần lưu ý khi xử lý UX/UI là màu sắc, font chữ, vị trí các nút, các tính năng trên website,… giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng website.
Tối ưu tốc độ tải trang với PageSpeed Insights
Tối ưu tốc độ tải trang (page speed) giúp trang web tải nhanh hơn, giảm tỷ lệ thoát của người dùng. Việc load lâu cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
Xây dựng content chuẩn SEO
“Content is King” là khái niệm bạn sẽ được nghe rất nhiều trong SEO. Bởi nội dung trên website vô cùng quan trọng, quyết định việc người dùng có tìm thấy thông tin họ muốn và ở lại website của bạn hay không. Content của bạn có tạo ra chuyển đổi hay không? Ngoài ra, content còn phải chuẩn SEO để giúp các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập dữ liệu, index và xếp hạng nội dung. Bạn nên xem qua bài viết “Content chuẩn SEO là gì?” của chúng tôi để có hình dung rõ về cách trình bày một bài viết chuẩn SEO.
Tối ưu Onpage SEO
Tối ưu SEO Onpage là một công việc thường nhật của người làm SEO, bao gồm các công việc như tối ưu mô tả, tối ưu tiêu đề, thêm internal link cho các nội dung, schema, tối ưu điểm dễ đọc…vvv Giúp website tăng trưởng thứ hạng tốt, tạo tiền đề để các chiến lược offpage phát huy hết giá trị.
Tối ưu tiêu đề SEO, mô tả, url là một phần trong công việc SEO Onpage
Tối ưu Offpage SEO
SEO offpage hay còn được gọi là link building giúp tạo dựng danh tiếng và sức mạnh cho một website. Các cách xây dựng link building phổ biến như triển khai guest post, book báo pr, xây dựng PBN, tạo backlink forum cùng chủ đề, blog comment…
Xây dựng link building trong SEO
Triển khai chiến lược Entity SEO
Entity SEO giúp củng cố thương hiệu cho website, chiến lược entity phải đảm bảo khi khách hàng gõ thương hiệu công ty lên Google thì kết quả trả về phải được bao phủ các nội dung chính thống. Entity quan trọng phải đồng nhất thông tin trên các nền tảng khác nhau. Entity SEO chú trọng triển khai xây dựng hệ thống các mạng xã hội social, blog 2.0 và kết nối chúng với nhau tạo ra mạng lưới giúp xác thực thương hiệu doanh nghiệp.
Đo lường các chỉ số dự án
SEO cần được đo lường và tracking liên tục nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến website hay lĩnh vực của bạn. Điều này giúp người làm SEO tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa một người làm SEO lâu năm và một tay mơ chính là ở việc thống kê đo lường các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.
Báo cáo hiệu quả chiến dịch SEO
Báo cáo hiệu quả SEO là việc tổng hợp thống kê các chỉ số dự án, các công việc đã triển khai. Giúp CEO nắm được các thông tin về thứ hạng, hiệu suất, tỉ lệ click, traffic, chuyển đổi… của website.
Xây dựng báo cáo SEO cho CEO
Nên xây dựng team SEO In-house hay thuê ngoài?
Để hình dung được chi phí để triển khai một dự án SEO, bạn có thể tham khảo bài viết cực kỳ chi tiết của chúng tôi “Chi phí dự án SEO bao nhiêu?” để có cái nhìn tổng quát về các loại chi phí SEO.
Nên xây team SEO In-house hay thuê ngoài?
Ưu điểm khi xây dựng team SEO In-house:
Team SEO In-house có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp
Chỉ hỗ trợ một dự án duy nhất nên khả năng tập trung cao
Đồng nhất chiến lược giữa các chiến dịch marketing và SEO
Dễ dàng kiểm tra hiệu suất công việc
Nhược điểm khi xây dựng team SEO In-house:
Chi phí tuyển dụng đào tạo quá cao
Không thể bắt đầu ngay, phải qua đào tạo
Rủi ro dự án doanh nghiệp gánh hoàn toàn
Chuyên môn SEO thua kém so với các Agency
Chi phí mua công cụ hỗ trợ SEO tương đối lớn
Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Để thực tiết kiệm thời gian phân tích và thực thi chiến lược SEO, các chuyên gia SEO hàng đầu cần sử dụng thành thạo các công cụ SEO phổ biến. Dưới đây là các tools SEO được phân loại theo chức năng giúp bạn dễ hình dung.
Công cụ nghiên cứu từ khóa
Công cụ nghiên cứu từ khóa giúp SEOer tiết kiệm thời gian trong việc tìm ra các cụm từ người dùng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm dịch vụ mà họ cần.
Công cụ phân tích website giúp phân tích tổng quan sức khỏe của một website. Nhìn chung các công cụ phân tích website sẽ cho bạn biết các chỉ số như sức mạnh domain, sức mạnh của một url, số lượng backlink trỏ tới, referring domain, keyword, traffic…
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa hỗ trợ bạn kiểm tra nhanh chóng hàng loạt thứ hạng của các từ khóa nhắm mục tiêu thay vì gõ từng từ vào thanh tìm kiếm Google.
Bạn nên tìm hiểu thêm một số tiện ích giúp tăng tốc quá trình làm SEO của mình như SEO Quake, Web Developer, Seomoz Toolbar…
Các trường phái SEO phổ biến hiện nay
SEO được chia làm nhiều trường phái, với mỗi trường phái SEO có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn trong lâu dài. Vì vậy việc hiểu rõ các trường phái SEO và phân biệt chúng là cực kỳ cần thiết.
SEO mũ trắng
Kỹ thuật SEO mũ trắng được coi là phương pháp tối ưu hóa website đáng tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm, không sử dụng bất cứ hình thức gian lận nào. Mục đích của SEO mũ trắng là tăng thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm thông qua tạo nội dung chất lượng và cải thiện trải nghiệm người dùng. Đây là cách tiếp cận an toàn và bền vững để phát triển trang web, giúp xây dựng thương hiệu một cách đáng tin cậy, tránh việc bị phạt hoặc loại bỏ khỏi các công cụ tìm kiếm.
SEO mũ trắng
SEO mũ đen
Kỹ thuật SEO mũ đen (Black hat SEO) cố gắng tăng thứ hạng website nhanh nhất bằng cách tận dụng những thiếu sót của thuật toán. Tuy nhiên, các kỹ thuật mũ đen thường không tuân thủ nguyên tắc và đôi khi vi phạm đạo đức bằng cách sử dụng các thủ thuật như Doorway Pages (spam chuyển hướng người dùng trực tiếp từ website khác), cloaking (thủ thuật che giấu nội dung), chèn link và từ khóa không liên quan… nhằm đạt được mục đích mà không quan tâm đến lợi ích của người dùng. Do đó, mặc dù kỹ thuật SEO mũ đen có thể tăng thứ hạng và lượng truy cập của website nhanh chóng, nhưng nó có rủi ro cao bị phạt hoặc cấm, dẫn đến kết quả kém chất lượng với tỷ lệ thoát trang cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp. Hiệu quả của kỹ thuật SEO mũ đen cũng không kéo dài lâu.
SEO mũ đen
SEO mũ xám
SEO mũ xám là phương thức pha trộn giữa SEO mũ đen và SEO mũ trắng. Phương thức này đôi khi giúp website tránh được bị phạt nhưng cũng không thể tồn tại lâu dài. SEO mũ xám không tập trung vào việc tạo ra giá trị cho người dùng mà chú trọng vào việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Một số thủ thuật thường bắt gặp như article spinning (tạo bài viết mới trên bài viết cũ), mua tên miền cũ hoặc hết hạn,…
SEO mũ xám
SEO traffic user
SEO traffic user là chiến lược đặt các mã (mật khẩu giải nén, sdt, mã captcha…) trên website chính. Yêu cầu người dùng truy cập vào website này và đợi một khoảng thời gian để lấy mã. Giúp tăng traffic website trong thời gian ngắn và tăng time on site. Đánh lừa các thuật toán người dùng, từ đó giúp website tăng trưởng thứ hạng thần tốc. Tuy nhiên, khi dừng không sử dụng thì website sẽ tụt không phanh. Ngoài ra, traffic user còn ảnh hưởng đến các chiến lược remarketing.
Traffic user dạng mã giải nén
Các thuật toán của Google ảnh hưởng đến SEO
Google sử dụng rất nhiều thuật toán để chọn lọc những website thực sự chất lượng phân phối đến người dùng. Mỗi ngày Google có hàng trăm cập nhật thuật toán nhỏ. Tuy nhiên, dưới đây là những thuật toán được Google công bố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO.
Google Panda
Google Panda dùng để hạn chế hiển thị các website chứa các nội dung như: nội dung mỏng, nội dung copy, nội dung spin, nội dung trùng lặp… Google Panda thường không phạt hay có thông báo trực tiếp mà chỉ hạn chế hiển thị website gây giảm traffic theo thời gian.
Thuật toán Google Panda
Google Penguin
Google Penguin được công bố vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 dùng để xử phạt các website sử dụng kỹ thuật liên kết link spam nhằm thao túng thứ hạng trên Google. Một số kỹ thuật bị phạt bởi thuật toán này như spam link, mua link, xây dựng liên kết không tự nhiên đến website.
Thuật toán Google penguin
Google Hummingbird
Google Hummingbird được công bố vào ngày 26 tháng 9 năm 2013 tập trung vào việc hiểu các từ khóa mà con người tìm kiếm dựa trên ngữ cảnh và ý nghĩa của các từ khóa riêng lẻ. Thuật toán này còn giúp phân tích nội dung website, đưa người dùng đến đúng vị trí mà họ mong muốn trên website thay vì cung cấp toàn bộ trang web.
Thuật toán Google Hummingbird
RankBrain
RankBrain là một thuật toán máy học được Google xác nhận vào ngày 26 tháng 10 năm 2015, thuật toán này giúp đo lường các tương tác của người dùng với kết quả tìm kiếm và cải thiện thứ hạng cho các website phù hợp.
Mobile Friendly
Mobile Friendly là thuật toán được sử dụng để đánh giá mức độ thân thiện của một website trên thiết bị di động, máy tính bảng. Đảm bảo người dùng dễ dàng truy cập các nội dung website trên thiết bị điện thoại mà không cần phóng to hay thu nhỏ.
Google Pigeon
Thuật toán Pigeon dùng để xử lý các truy vấn liên quan đến địa phương (local SEO) giúp trả về kết quả phù hợp nhất với vị trí hiện tại của người dùng.
Thuật toán Google Pigeon
Thời gian triển khai dự án SEO bao lâu?
Thời gian triển khai dự án SEO phụ thuộc rất lớn vào loại chiến dịch và lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia. Với dự án SEO Local tại các tỉnh thành, thời gian SEO có thể kéo dài chỉ từ 6 tháng. Với các lĩnh vực cạnh tranh hơn, thời gian SEO có thể lên tới 8 – 12 tháng là hết sức bình thường.
Thời gian thực hiện dự án SEO bao lâu?
Vì vậy, doanh nghiệp nên chuẩn bị phương án duy trì SEO trong thời gian tối thiểu để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh hiện tượng “giữa đường đứt gánh” vừa tiền mất tật mang.
SEO có đo lường được không? Làm sao biết SEO hiệu quả?
Có thể bạn không biết, nhưng hiệu quả từ SEO về mặt doanh thu hoàn toàn có thể kiểm soát được. Với các website thương mại điện tử bạn có tracking thông qua đơn hàng đến từ website, số lượng khách hàng click vào nút thêm vào giỏ hàng. Với các website cung cấp sản phẩm dịch vụ bạn cũng có thể đo lường thông qua form gửi về, số lần click vào các nút gọi, điền form. Tuy nhiên, những chỉ số này không thực sự chính xác 100%, khi kết hợp các báo cáo của SEO với bộ phận kinh doanh bạn sẽ có số liệu chính xác hơn.
Nghề SEO có triển vọng không?
Trước khi muốn phát triển trong lĩnh vực SEO bạn sẽ luôn thắc mắc liệu nghề SEO có triển vọng không, lương có cao không?
Định hướng nghề nghiệp và mức lương SEO
SEO có muôn vàn định hướng về nghề nghiệp cho bạn lựa chọn, việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực SEO mở ra những định hướng như:
Trở thành một Agency SEO
Xây dựng các website tiếp thị liên kết
Xây dựng doanh nghiệp cho chính bản thân bạn nhờ SEO
Kiếm tiền thông qua quảng cáo hiển thị
Bán guest post, backlink
Xây dựng website để bán
Mức lương nhân viên seo dao động từ 7 – 20 triệu/tháng, nếu bạn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực SEO và có trình độ tiếng anh tốt có thể nhận mức lương từ 30 – 50 triệu/tháng.
Các kỹ năng mà người làm SEO cần có
Một số kỹ năng mà người làm SEO nên trau dồi ngay từ bây giờ nếu muốn phát triển trên con đường sự nghiệp SEO:
Kỹ năng lập kế hoạch dự án
Kỹ năng phân tích, ra quyết định
Tư duy phản biện tốt
Kỹ năng tinh học văn phòng (đặc biệt là Excel)
Kỹ năng về các ngôn ngữ lập trình cơ bản html, css, javascript
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng viết lách
Tổng kết
Vậy là Max Seo đã giải thích chi tiết câu hỏi “SEO là gì?” cho doanh nghiệp lẫn người muốn theo đuổi nghề SEO. Hy vọng bạn đã có góc nhìn chính xác về nghề SEO và am hiểu về chiến lược SEO để đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp mình. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé. Chúng tôi sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi từ các bạn, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ngay dưới bài viết này nhé.
Dù là doanh nghiệp hay một người làm nghề viết content đều muốn tạo ra những nội dung thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nội dung thu hút thôi là chưa đủ. Content phải được tối ưu chuẩn SEO trong mắt các công cụ tìm kiếm mới đạt được thứ hạng cao. Vậy cách viết content chuẩn SEO như thế nào? Checklist viết bài chuẩn SEO ra sao? Cùng Max Seo tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Checklist cách viết Content Chuẩn SEO:
Nếu bạn đang tìm kiếm một checklist nhanh cho cách viết content chuẩn SEO thì danh sách dưới đây là dành cho bạn.
1. Nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa liên quan
2. Xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO
3. Viết nội dung định hướng người dùng
4. Viết đoạn sapo ấn tượng, thu hút
5. Thêm hình ảnh, video vào bài viết
6. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO cho bài viết
7. Tối ưu độ dễ đọc cho nội dung
8. Thêm Call To Action cho content
9. Chèn internal link theo ngữ cảnh
10. Thêm từ khóa chính, tối ưu mật độ từ khóa SEO
11. Thêm trích dẫn, external link cho bài viết
12. Tối ưu schema cho bot Google
13. Tối ưu tiêu đề SEO
14. Tối ưu mô tả SEO
15. Tối ưu url thân thiện với người dùng
16. Chia sẻ bài viết lên các kênh
Để hiểu rõ checklist viết bài chuẩn SEO trên, cùng Max Seo khám phá chi tiết các yếu tố này nhé. Nhưng trước hết, chúng ta phải khám phá:
Content chuẩn SEO là gì?
Content chuẩn SEO (hay bài viết chuẩn SEO) là nội dung vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa tối ưu giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập, lập chỉ mục và xếp hạng. Từ đó bài viết có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…
Content chuẩn SEO là gì?
Ngoài ra, bài viết chuẩn SEO còn giúp mang về chuyển đổi cho doanh nghiệp bằng cách kêu gọi khách hàng click vào các nút CTA mua hàng. Hoặc đơn giản là điều hướng khám phá các nội dung liên quan khác.
Tại sao phải viết content chuẩn SEO cho website?
Trình bày nội dung chuẩn SEO mang lại nhiều thông tin hữu ích hơn cho người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số lợi ích mà một bài viết tốt mang lại cho website:
Tạo ra giá trị và giữ chân khách hàng: Nếu bài viết tốt, đầu tư cẩn thận và cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho người dùng sẽ giúp họ ở lại trên website lâu hơn. Giúp tăng nhận diện cho thương hiệu và dễ dàng tạo ra chuyển đổi.
Giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung bài viết: Bài viết được trình bày có cấu trúc, rõ ràng và được tối ưu với những từ khóa nhất định giúp Google hiểu được bài viết và dễ dàng xếp hạng website của bạn hơn.
Tăng trưởng thứ hạng từ khóa trong SEO: Nếu biết cách tối ưu nội dung và các yếu tố chuẩn SEO cho bài viết sẽ giúp từ khóa tăng trưởng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Mẫu bài viết chuẩn SEO:
Trong những phân tích tiếp theo cho bài viết này, Max Seo sẽ tiến hành phân tích bài viết Từ khóa SEO là gì? của chúng tôi để bạn có thể hình dung được mẫu bài viết chuẩn SEO và các yếu tố của content chuẩn SEO là như thế nào.
Bạn có thể tham khảo bài viết bằng cách click vào nội dung dưới đây:
Cùng Max Seo khám phá checklist tối ưu bài viết chuẩn SEO mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
1. Nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa liên quan
Nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa liên quan là công việc cực kỳ quan trọng trước khi triển khai một bài viết bất kỳ. Việc nghiên cứu sai từ khóa hoặc sai search intent của khách hàng sẽ dẫn đến việc tạo ra một bài viết không mang lại giá trị cho khách hàng. Max Seo đã có một bài viết giải thích chi tiết search intent là gì? Và bài viết chi tiết quy trình nghiên cứu từ khóa SEO hay nhất, bạn có thể tham khảo.
Nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa liên quan
Để nghiên cứu bộ từ khóa SEO bạn có thể tham khảo các công cụ như Google Keyword Planner, Keywordtool.io, Google Trend, Google Suggest, hoặc Semrush. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các từ khóa gợi ý dưới mỗi SERP trả về khi bạn gõ từ khóa bất kỳ. Hộp thoại “mọi người cũng tìm kiếm” là gợi ý tuyệt vời bạn không nên bỏ qua.
2. Xây dựng cấu trúc cho bài viết
Bạn không nên viết một bài viết chỉ gồm một đoạn văn duy nhất và chi chít chữ hay gom tất cả từ khóa đã nghiên cứu vào bài viết mà không chia bài viết thành các cấu trúc heading.
Xây dựng outline cho bài viết
Cấu trúc bài viết gồm các heading giúp người dùng và Google hiểu được cấu trúc bài viết. Việc trình bày thành các đoạn văn có heading cũng giúp nắm được ý nghĩa của đoạn văn đó một cách nhanh chóng. Dưới đây là checklist để có một Outline bài viết tốt:
Mỗi bài viết chỉ có 1 heading 1 duy nhất
Heading 1 chứa từ khóa cần SEO
Phân bổ từ khóa liên quan vào các heading 2,3 một cách tự nhiên
Heading 3 phải giải thích ý nghĩa cho heading 2, heading 4 phải bổ sung ý nghĩa cho heading 3, các heading khác tương tự.
Bạn nên xem bài viết thẻ heading là gì? Để hiểu cách xây dựng cấu trúc bài viết hiệu quả từ chúng tôi, hướng dẫn chỉ mất 5 phút để đọc.
3. Viết content định hướng người dùng
Nội dung là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có ở lại trên website, click mua hàng hay gọi điện yêu cầu báo giá không. Tùy thuộc vào mục đích bài viết là cung cấp thông tin hay bán hàng mà lựa chọn các cấu trúc bài viết thích hợp. Nếu bạn viết content bán hàng trên website bạn nên tham khảo các công thức viết bài như AIDA, FAB, 4P, 3S…
Viết nội dung định hướng người dùng theo công thức AIDA
Ở bài viết mẫu, chúng tôi đã nghiên cứu từ khóa để hiểu nhu cầu của người dùng. Ngoài ra chúng tôi cũng phân tích 3 kết quả đầu của kết quả trả về từ Google để đưa vào nội dung của mình. Với bài viết từ khóa SEO là gì? Khách hàng muốn giải thích chi tiết từ khóa SEO là gì, các loại từ khóa SEO, cũng như thông số và công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa. Vì vậy trong nội dung, chúng tôi đã phân tích chi tiết các nội dung này.
4. Viết đoạn mở đầu ấn tượng
Dù là quảng cáo hay content website, ấn tượng bạn đầu rất quan trọng. Bạn nên viết một đoạn mở đầu thu hút và giữ chân người dùng. Dưới đây là một số checklist bạn có thể tham khảo:
Đoạn sapo dài tối đa 150 kí tự
Đoạn mở đầu nên chứa từ khóa chính, in đậm
Đoạn mở đầu phải tóm tắt được nội dung toàn bài
Đoạn Sapo phải hứa hẹn để giữ chân khách hàng
Ở bài viết mẫu, chúng tôi đã hứa với người dùng sẽ cung cấp một bản Google Sheet giúp quản lý từ khóa SEO hiệu quả. Điều này giúp khách hàng của chúng tôi kiên nhẫn đọc hết nội dung để nhận được phần quà này. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để giữ chân người dùng tốt hơn.
Ở đoạn sapo này, chúng tôi hứa cung cấp một mẫu google sheet ở cuối bài để giữ chân khách hàng tốt hơn.
5. Thêm media cho bài viết sinh động
Bài viết không thể toàn chữ, không những khách hàng mà ngay bản bạn khi đọc một bài viết không có hình ảnh, âm thanh, video… thật chán đúng không?
Bất cứ khi nào có thể thêm hình ảnh, hoặc video giải thích thêm về nội dung bạn nên cố gắng thêm vào để bài viết mình phong phú hơn nhé. Dưới đây là checklist bạn nên tham khảo:
Mỗi heading tối thiểu có 01 hình ảnh
Kiểm tra SERP xem kết quả ưu tiên hình ảnh, hay video, hay maps… thêm chúng vào bài viết của bạn
Với dạng video, tối nhất bạn nên nhúng link từ Youtube vì tải trực tiếp lên website sẽ chiếm nhiều dung lượng lưu trữ
Hạn chế các hình ảnh gif vì chúng gây chậm trang web của bạn
6. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO cho bài viết
Hình ảnh chuẩn SEO là một yếu tố quan trọng làm nên một bài content chuẩn SEO. Một số mẹo mà chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng cho hình ảnh trên bài viết của mình.
Tối ưu hình ảnh bài viết chuẩn SEO
Url hình ảnh chứa từ khóa không dấu, cách nhau bằng dấu “-“
Alt text nên tối ưu từ khóa liên quan theo ngữ cảnh heading
Hình ảnh phải có mô tả chi tiết
Đừng quên thêm chú thích cho hình ảnh
Nếu có nguồn, hãy trích nguồn để tránh bị DMCA
7. Tối ưu readability cho bài viết
Readability là điểm dễ đọc của một bài viết, nó đặc trưng cho mức độ dễ dàng mà người đọc có thể hiểu được văn bản một cách thoải mái nhất. Nếu chưa từng nghe về thuật ngữ này, bạn nên xem kỹ bài viết “Readability là gì?” của chúng tôi.
Dưới đây là một mẹo để bạn tối ưu readability hoàn hảo:
Câu không dài quá 20 ký tự
Đoạn văn không nên dài quá 300 từ
8. Thêm CTA cho bài viết bán hàng
Nếu là bài viết bán hàng, bạn nên vươn tới việc tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp. Cách dễ nhất để tạo ra chuyển đổi là thêm các nút CTA như MUA NGAY, LIÊN HỆ NGAY, TƯ VẤN MIỄN PHÍ,…
Mẫu CTA bằng hình ảnh
Các nút này nên đặt ở những vị trí mà khách hàng dễ dàng chốt deal, một số vị trí mà Max Seo giới thiệu cho bạn như:
Đặt ngay cạnh thông tin sản phẩm
Ngay dưới đoạn nói về nỗi đau khách hàng
Dưới đoạn cam kết doanh nghiệp
Ngay dưới khuyến mãi của bạn
…
9. Chèn liên kết nội bộ theo ngữ cảnh
Rất nhiều bài viết của nhiều ứng viên chúng tôi từ chối cộng tác vì việc chèn liên kết nội bộ (internal link) không có ý đồ. Bài viết chỉ toàn các đoạn “Xem thêm”, “có thể bạn sẽ thích”… mà không biết rằng internal link mà không có lượt click thì vô nghĩa. Không tạo ra điều hướng hay chuyển đổi nên có cho khách hàng.
Chúng tôi đã trình bày một ngữ cảnh gắn kết giữa SEO Onpage và từ khóa SEO. Từ đó dễ dàng liên kết đến bài viết SEO Onpage là gì của chúng tôi.
Bạn nên sử dụng đoạn dẫn, để tạo ngữ cảnh cho internal link. Như bài mẫu, chúng tôi đã đề cập tới SEO Onpage, tiêu đề seo, mật độ từ khóa một cách tự nhiên. Gây tò mò cho người đọc, ngoài ra bạn cũng nên để màu khác biệt cho các thẻ link trên website để khách hàng có thể nhận biết và click vào.
10. Thêm và tối ưu mật độ từ khóa SEO
Bạn không nên quá quan tâm đến mật độ từ khóa khi viết bài. Mẹo của những content SEO hàng đầu của chúng tôi là viết nội dung hữu ích cho người dùng trước rồi sau đó mới tiến hành tối ưu mật độ từ khóa sau. Mật độ từ khóa nên tuân thủ theo một số yêu cầu như:
Từ khóa SEO được phân bổ đều toàn bộ bài viết
Sử dụng từ đồng nghĩa để tránh lặp lại từ khóa quá nhiều
Mật độ từ khóa tốt nhất là từ 1 – 3%
Những từ khóa không dấu nên tối ưu trong alt text
Nếu bạn không rõ cách tính và tối ưu từ khóa SEO trong bài viết. Bạn có thể tham khảo bài viết “Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO” của chúng tôi. Chúng tôi đã giải thích công thức tính mật độ từ khóa SEO, cung cấp công cụ tối ưu từ khóa đơn giản bằng Google Sheet ngay cả người mới bắt đầu cũng làm được.
11. Thêm external link đáng tin cậy
Tiêu chí này bắt nguồn từ giả thuyết một bài viết tốt nên được tham khảo từ các nguồn tin cậy. Hoặc số liệu trong bài viết cần phải chứng minh thông qua nguồn đáng tin cậy.
John Mueller từ Google đã nói rằng:
Linking to other websites is a great way to provide value to your users. Oftentimes, links help users to find out more, to check out your sources, and to better understand how your content is relevant to the questions that they have.
John Mueller
Tạm dịch: Liên kết đến các trang web khác là một cách tuyệt vời để cung cấp giá trị cho người dùng của bạn. Thông thường, các liên kết giúp người dùng tìm hiểu thêm, kiểm tra các nguồn của bạn và hiểu rõ hơn nội dung của bạn có liên quan như thế nào đến các câu hỏi mà họ có.
Tuy nhiên, với các liên kết tài trợ hoặc quảng cáo bạn nên thêm thuộc tính “sponsored” hoặc “nofollow” để tránh bị các thuật toán Google phạt.
12. Tối ưu schema cho bài viết
Schema là đoạn mã dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho bài viết của bạn. Giúp nội dung hiển thị tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Một số loại schema phổ biến như FAQ, review, article, job, recipe,… bạn có thể xem đầy đủ các schema tại website schema.org.
FAQ hiển thị dạng câu hỏi khi khách hàng tìm kiếm
13. Tối ưu SEO Title chuẩn SEO
Tiêu đề SEO là đoạn văn bản hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm của Google, giúp người dùng nắm được tóm tắt nội dung của website. Tối ưu tiêu đề SEO cũng giúp bài viết thu hút được nhiều lượt click hơn. Max Seo đã có bài viết chi tiết “Hướng dẫn tối ưu SEO title” bạn nên đọc để có hướng dẫn chi tiết.
Một số điều bạn nên lưu ý khi tối ưu SEO title:
Tiêu đề SEO chứa từ khóa
Chứ từ ngữ kêu gọi hành động
Dài dưới 60 kí tự, dưới 580px
Liên quan đến nội dung bài viết
Đây chỉ là bản tóm tắt, bạn nên đọc bài viết để có cái nhìn sâu sắc về việc tối ưu SEO title.
14. Viết mô tả SEO thu hút khách hàng
Mô tả SEO (hay còn gọi là meta description) là đoạn tóm tắt nội dung của bài viết, xuất hiện dưới tiêu đề SEO. Khác với SEO title, meta description có độ dài lớn hơn. Thông thường khoảng dưới 155 ký tự, bạn cũng nên tối ưu các từ khóa liên quan cho đoạn mô tả này. Nếu viết bài bán hàng, nên thêm các thuộc tính sản phẩm để thu hút khách hàng click.
Viết đoạn mô tả SEO thu hút
15. Tối ưu url thân thiện
Url nên chứa từ khóa viết liền không dấu, cách nhau bởi dấu “-“. Ở bài mẫu, Max Seo đã đặt url cho bài viết là:
https://maxseo.vn/tu-khoa-seo-la-gi/
Url ngắn gọn, thân thiện giúp khách hàng tự tin khi click vào và nhớ lâu hơn.
16. Chia sẻ bài viết lên các kênh
Để bài viết sớm nhận được traffic và backlink tự nhiên. Bạn nên chia sẻ bài viết của mình lên các kênh social như facebook, twitter, linkedin… hoặc các forum cùng lĩnh vực. Lưu ý, nên chia sẻ tự nhiên nhất tránh spam không mang lại hiệu quả cao.
Chia sẻ bài viết sau khi đăng tải, một mẫu chia sẻ lên twitter từ đội ngũ Max Seo
Ngoài ra khi đăng tải bài viết, bạn nên submit bài viết lên Google Search Console ngay để Google sớm index và xếp hạng nội dung của bạn.
Công cụ giúp tối ưu bài viết chuẩn SEO
Công cụ giúp tối ưu bài viết chuẩn Seo chủ yếu là các plugin hay các extension chrome, bạn có thể tham khảo:
Plugin Rank Math SEO: Với Rank Math SEO bạn có thể tối ưu hoàn chỉnh list 16 checklist ở trên, và tối ưu schema riêng biệt cho từng bài viết. Hiện Max Seo đang sử dụng plugin này để tối ưu các bài viết của mình.
Plugin Yoast SEO: Đây là plugin lâu đời trong lĩnh vực SEO, Yoast SEO cũng có checklist tối ưu content chuẩn SEO tuyệt vời.
SEOQuake extension: Cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về một bài viết đã publish. Giúp bạn phát hiện lỗi không mong muốn và tối ưu lại bài content chuẩn SEO.
SEO Detailed extension: Tương tự SEO Quake, extension này cho phép bạn xem trực tiếp các yếu tố chuẩn SEO trên url đã publish giúp cho việc tối ưu nhanh hơn.
Tổng kết
Max Seo đã giới thiệu đến bạn hướng dẫn viết content chuẩn SEO kèm theo checklist chi tiết nhất. Hi vọng bạn có thể trình bày các nội dung trên website mình một cách thu hút hơn cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy bình luận xuống dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp trong vòng 24h.
Câu hỏi thường gặp:
Viết Content chuẩn SEO là gì?
Viết content chuẩn SEO là việc sáng tạo nội dung hữu ích, đám ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và dễ dàng thu thập, xử lý, xếp hạng đối với công cụ tìm kiếm. Content chuẩn SEO cũng nên tối ưu chuyển đổi, giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Content chuẩn SEO có bao nhiêu yếu tố?
Content chuẩn SEO có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 16 yếu tố quan trọng nhất như nghiên cứu từ khóa, lên outline, tối ưu mật độ từ khóa, tối ưu seo title, tối ưu meta description… để xem toàn bộ, bạn có thể đọc chi tiết bài viết.
Meta description và SEO title là hai yếu tố cực kỳ quan trọng khi tiến hành tối ưu SEO cho một website. Vậy bạn đã biết meta description là gì? Cách tối ưu thẻ meta SEO chuẩn chỉnh chưa? Ở bài viết này, Max Seo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tối ưu thẻ mô tả chi tiết. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp checklist chi tiết tối ưu thẻ này giúp bạn có thể áp dụng cho mọi dự án SEO sau này. Bắt đầu thôi!
Meta Description là gì?
Thẻ Meta Description là một thẻ quan trọng trong SEO, giúp mô tả tóm tắt nội dung trang web của bạn với độ dài khoảng 155-160 ký tự. Khi xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, Meta Description sẽ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web của bạn một cách nhanh chóng và chính xác.
Meta description là gì?
Thẻ mô tả hiển thị ở đâu?
Hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google
Thẻ mô tả xuất hiện dưới url và thẻ seo title của một website, cung cấp nội dung tóm tắt của bài viết, trang web mà bạn đã tìm kiếm. Xem chi tiết thẻ mô tả mà Max Seo đã tạo cho website chúng tôi hiển thị trên SERP.
Vị trí meta description trên google
Hiển thị khi chia sẻ Social
Ngoài việc hiển thị cho người dùng khi tìm kiếm trên Google, thẻ mô tả còn giúp hiển thị thông tin website, bài viết khi chia sẻ lên social. Giúp mọi người dễ dàng nắm được thông tin website để truy cập khi phát sinh nhu cầu. Dưới đây là hình ảnh bài viết tại Max Seo mà chúng tôi chia sẻ lên twitter.
Nếu bạn là dân chuyên code, bạn có thể dễ dàng tìm thấy dòng code quy định thẻ meta của một website bất kỳ. Dưới đây là một ví dụ từ chính bài viết này các bạn đang xem.
<meta name="description" content="Thẻ Meta Description là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ mô tả SEO hiệu quả giúp tăng CTR cho website của bạn." />
Tại sao phải tối ưu thẻ mô tả SEO?
Tối ưu thẻ mô tả SEO giúp cho cả người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu hơn về nội dung của bạn. Dưới đây là các lợi ích mà việc tối ưu thẻ meta description mang lại cho google và user:
Đối với người dùng
Đối với người dùng, thẻ mô tả cung cấp thông tin tóm tắt về sản phẩm dịch vụ mà họ sắp truy cập. Tạo niềm tin rằng họ không truy cập vào website độc hại hoặc nội dung không phù hợp với nhu cầu của họ.
Ngoài ra, việc tối ưu tốt thẻ mô tả giúp thu hút người dùng chú ý đến trang web của bạn hơn so với các website khác. Tăng tỉ lệ nhấp (CTR) cho website bạn. Giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ hiệu quả.
Đối với công cụ tìm kiếm
Thẻ meta description giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website đang đề cập một cách nhanh chóng mà không cần truy cập vào toàn bộ bài viết. Điều này giúp tăng khả năng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO
Chà, đây quả thực là phần quan trọng mà bạn đang tìm kiếm đúng không? Ở phần này, Max Seo sẽ hướng dẫn bạn checklist tối ưu thẻ meta chuẩn SEO mà chúng tôi đang áp dụng cho toàn bộ quá trình SEO Onpage các dự án hiện tại.
Tạo thẻ meta description duy nhất cho mỗi trang
Thẻ mô tả phải cung cấp tóm tắt nội dung bài viết
Có nên tạo description hàng loạt?
Có độ dài hợp lý
Phải chứa từ khóa chính
Tránh trùng lặp với các website khác
Chứa từ ngữ kêu gọi hành động
Tránh nhồi nhét từ khóa
Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác, chúng tôi đã list khoảng 12 yếu tố ngay dưới đây. Đọc tiếp để nhận những lời khuyên chi tiết từ các chuyên gia SEO tại Max Seo cho các yếu tố này nhé.
1. Thẻ meta description phải duy nhất trên mỗi trang
Trong hướng dẫn cách viết đoạn mô tả meta của mình, Google đã chỉ ra rằng: “Việc tạo ra các đoạn mô tả meta giống nhau trên mọi trang web không mang lại sự hữu ích cho người dùng”. Vì vậy, bạn nên tạo thủ công thẻ mô tả SEO riêng biệt cho các trang trên website của mình, nhất là trang chủ và các trang SEO chính.
Để minh chứng cho sự hữu ích của thẻ mô tả SEO, bạn hãy cùng Max SEO xem case study mà chúng tôi đã thực hiện cho website bán áo bóng đá theo yêu cầu. Chúng tôi có khoảng 40 danh mục áo bóng đá của 40 đội tuyển, quốc gia khác nhau. Ban đầu khi chưa tối ưu thẻ mô tả, danh mục của chúng tôi được index nhưng không được xếp hạng trên Google (ngoài 100). Ngay sau khi chúng tôi tiến hành tối ưu meta description và một số yếu tố khác. Từ khóa “áo đội tuyển Đức” đã tăng trưởng rất tốt. Bạn có thể theo dõi biểu đồ bên dưới.
Case study tối ưu thẻ meta description
2. Thẻ mô tả SEO phải cung cấp đúng nội dung bài viết
Thẻ meta description của bạn phải cung cấp đúng nội dung bài viết để khách hàng và google có thể hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải. Không nên sử dụng thẻ mô tả chỉ để quảng cáo, hoặc mô tả lan man không đúng trọng tâm bài viết. Bạn có thể đưa một số thuộc tính, đánh giá nếu bạn đang tối ưu cho một sản phẩm. Các thông tin về tác giả, ngày đăng… nếu là một bài viết blog.
3. Có thể tạo thẻ meta description hàng loạt không?
Với những dự án nhỏ, khoảng vài chục đến vài trăm trang SEO bạn hoàn toàn có thể tối ưu thẻ mô tả thủ công bằng tay. Nhưng nếu bạn đang thực hiện SEO cho một website thương mại điện tử, thì việc tối ưu meta description cho hàng ngàn sản phẩm là không khả thi. Lúc này, bạn cần tạo hàng loạt dựa trên các công cụ hỗ trợ như plugin SEO. Bạn có thể đưa các yếu tố khác biệt của các sản phẩm vào mô tả như tên, mã sản phẩm, đặc tính nổi bật. Lưu ý không nên sử dụng mô tả chứa chuỗi từ khóa dài sẽ không hữu ích cho người dùng và ít được xuất hiện trên google.
4. Thẻ mô tả của bạn nên có độ dài hợp lý
Hầu hết các website hướng dẫn sẽ khuyên bạn nên sử dụng một thẻ mô tả dài 155 kí tự. Tuy nhiên điều này là không chính xác, việc bạn tạo thẻ meta description dài 155 kí tự vẫn có thể bị cắt ngắn khi hiển thị bên ngoài kết quả tìm kiếm của Google. Vậy bao nhiêu là tối ưu?
Tối ưu độ dài thẻ meta description
Thực tế, bạn phải tạo một đoạn mô tả dài tối đa 920px. Điều này có gì khác biệt so với 155 kí tự, thực tế các kí tự có độ dài tính theo pixel khác nhau. Ví dụ giữa chữ C có độ dài 10px, trong khi đó chữ c thường có độ dài chỉ 7px. Nhưng mà… làm sao tôi có thể đo được pixel này?
Rất đơn giản, bạn có thể sử dụng plugin Rank Math SEO để đo chính xác độ dài của thẻ mô tả mà mình đã tạo. Điều này cũng đảm bảo đoạn mô tả của bạn hiển thị tốt, không bị cắt ngắn gây tối nghĩa trên Google.
5. Mô tả phải chứa từ khóa SEO chính
Bạn nên tạo đoạn mô tả chứa từ khóa SEO của bạn, bởi lẽ khi người dùng tìm kiếm. Google sẽ so khớp và làm nổi bật (in đậm) các từ khóa này lên trong kết quả tìm kiếm. Hơn nữa đây cũng là yếu tố để xếp hạng từ khóa quan trọng.
Meta description nên chứa từ khóa
6. Tránh trùng lặp với website khác
Thẻ meta description của bạn cũng nên khác biệt với các website khác, việc copy có thể sẽ khiến trang web bạn bị thuật toán Google Panda ghé thăm. Tuy nhiên, nếu các thẻ meta của các website khác có chứa một số từ khóa chung và đặc biệt. Bạn cũng nên cân nhắc đưa các từ này vào trong thẻ mô tả của mình để giúp google hiểu thẻ mô tả của bạn dựa trên dữ liệu đã có từ trước. Nhưng nên nhớ, không được copy y nguyên.
7. Tránh nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả
Những năm 2013 – 2015 google chưa có khả năng đọc hiểu sâu sắc nội dung của một website. Chiến lược nhồi nhét toàn bộ từ khóa liên quan vào thẻ meta giúp các trang web tăng trưởng thứ hạng nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, Google đã phát triển nhiều thuật toán để phạt những website làm điều này trong thẻ mô tả. Vì vậy việc nhồi nhét từ khóa trong thẻ meta description là điều nên tránh hàng đầu.
8. Chứa các từ kêu gọi hành động
Khi sử dụng các từ kêu gọi hành động như xem ngay, click ngay, nhận ưu đãi ngay hôm nay, click xem chi tiết, liên hệ ngay, dùng thử ngay, miễn phí… giúp người dùng biết được họ nên làm gì tiếp theo, tăng CTR cho website. Vì vậy, khi tối ưu meta description bạn nên thêm các từ kêu gọi hành động để thẻ mô tả của mình trở nên hấp dẫn hơn.
9. Không sử dụng ngoặc kép “” trong mô tả
Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong mô tả thường khiến công cụ tìm kiếm nhiều nhầm đấy là đoạn trích dẫn, và nội dung sẽ kết thúc ngay sau dấu nháy kép đóng. Làm cho nội dung của bạn bị cắt ngắn, không đầy đủ thông tin thậm chí là tối nghĩa.
10. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc làm nổi bật meta description
Sử dụng các loại dữ liệu có cấu trúc như đánh giá sao, hình ảnh, khoảng giá,… giúp kết quả hiển thị của bạn nổi bật hơn so với các nội dung khác trên Google.
Sử dụng schema giúp làm nổi bật meta description
Website bạn sẽ trở nên uy tín hơn trong mắt người dùng, kích thích họ click để xem các nội dung trên website.
11. Sử dụng emoji
Có những website sử dụng các emoji như ✅, ✔️,… giúp đoạn mô tả và website của bạn trở nên nổi bật hơn. Bạn có thể sử dụng xen kẽ với các tính từ mạnh như ✔️Giá Tốt, ✔️Giao nhanh, ✔️Bảo hành… để đạt được hiệu quả CTR tốt nhất.
12. Đưa thương hiệu của bạn vào meta description
Nếu thương hiệu bạn ngắn gọn, hoặc có tên gọi khác ngắn gọn bạn nên đưa vào trong thẻ mô tả SEO. Nếu khách hàng có nhu cầu, tìm kiếm các nội dung liên quan hết sản phẩm và dịch vụ luôn bắt gặp thương hiệu của bạn trên Google. Họ sẽ trở nên quen thuộc và tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.
Có rất nhiều cách để tạo thẻ meta description cho một website. Nhưng cách dễ nhất với hầu hết các website sử dụng CMS WordPress đó là các plugin hỗ trợ tối ưu SEO. Dưới đây là hướng dẫn tạo thẻ mô tả SEO sử dụng plugin Rank Math SEO.
Bước 1: Tải và cài đặt plugin Rank Math SEO tại đây!
Cài đặt plugin Rank Math SEO
Bước 2: Đăng nhập website dưới quyền quản trị, hoặc tác giả -> Bấm chỉnh sửa
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 2
Bước 3: Click nút Edit Snippet trên bảng tối ưu của Rank Math SEO
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 3
Bước 4: Điền thẻ mô tả của bạn, lưu ý giới hạn ký tự và pixel của thẻ mô tả. Bạn chỉ cần điền như thế nào mà thanh tối ưu báo xanh là được nhé.
Tối ưu meta description bằng Rank Math Seo bước 4
Bước 5: Lưu lại và kiểm tra.
Mẹo viết thẻ mô tả hay cho các trang trên website
Với mỗi website sẽ có những nội dung khác nhau, dưới đây là một mẹo tối ưu thẻ mô tả cho từng trang quan trọng trên website của bạn.
1. Viết SEO meta description cho trang chủ:
Đầu tiên, bạn phải xác định được rằng bạn có tối ưu SEO cho trang chủ với từ khóa nào không? Nếu có bạn sẽ tối ưu từ khóa này vào thẻ mô tả. Nếu không, bạn hãy tập trung tối ưu với thương hiệu.
Chứa từ khóa mục tiêu cần SEO
Không SEO từ khóa nên tối ưu với thương hiệu
Nên giới thiệu chuyên môn lĩnh vực
Giới thiệu dịch vụ mà các bạn cung cấp
Đảm bảo độ dài, chứa từ khóa CTA
2. Viết mô tả cho trang danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là trang rất quan trọng, hầu hết sẽ tăng trưởng với các từ khóa chung ví dụ: mua macbook pro, laptop dell, điện thoại samsung…v.v vì vậy khi viết thẻ mô tả cho danh mục, bạn nên tối ưu từ khóa cần SEO. Liệt kê các sản phẩm tiêu biểu trong danh mục. Đưa ra các chính sách như bảo hành, vận chuyển để khách hàng yên tâm hơn.
Thế Giới Di Động và Cell Phone S đề cập đến các dòng sản phẩm nổi bật, các chính sách như mua online, giao siêu tốc, hỗ trợ trả góp trong thẻ mô tả SEO.
3. Tối ưu thẻ mô tả SEO cho trang sản phẩm
Đối với trang sản phẩm, bạn cũng nên đảm bảo độ dài và chứa từ khóa cần SEO. Ngoài ra với trang sản phẩm, bạn nên thêm các đặc tính nổi bật của sản phẩm vào. Các chính sách khuyến mãi của doanh nghiệp trong thẻ mô tả cũng rất quan trọng. Cũng Max Seo xem cách tối ưu thẻ mô tả sản phẩm cực độc đáo của Cell Phone S cho sản phẩm Asus Zenbook 14 Flip OLED:
Cell Phone S tối ưu thông số card, chip xử lý, dung lượng ram, loại ram, kích thước màn hình… trong thẻ mô tả SEO
4. Tối ưu cho trang dịch vụ
Với trang dịch vụ các bạn cũng nên tối ưu như các trang sản phẩm, thẻ meta description phải đảm bảo chứ từ khóa và đủ độ dài. Đề cập đến ưu điểm của dịch vụ của bạn, các cam kết, chính sách bảo hành mà dịch vụ bạn có. Bạn cũng nên sử dụng các từ khóa cảm xúc, kêu gọi hành động. Cùng xem ví dụ Max Seo tối ưu cho trang dịch vụ seo tổng thể của mình:
Tổng kết
Max Seo đã giải thích chi tiết thẻ meta description là gì? Gợi ý cho bạn checklist tối ưu thẻ mô tả SEO tốt nhất. Đề xuất một số tối ưu tốt nhất cho các trang quan trọng trên website như trang chủ, trang sản phẩm, trang dịch vụ, danh mục. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè hay để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Câu hỏi thường gặp về thẻ meta description:
Meta Description SEO là gì?
Thẻ Meta Description là phần mô tả tóm tắt nội dung của một trang web. Nội dung mô tả này sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google với giới hạn khoảng 160 ký tự. Tuy nhiên, nếu mô tả của bạn quá dài hơn, thì không nên cắt bớt vì điều này có thể làm mất đi thông tin quan trọng. Độ dài lý tưởng cho phần mô tả này là trong khoảng từ 160 đến 250 ký tự, giúp hiển thị đầy đủ thông tin cần thiết cho người dùng tìm kiếm.
Meta Description viết như thế nào?
Tóm tắt về cách viết thẻ meta description tốt nhất:
Tạo thẻ meta description duy nhất cho mỗi trang
Thẻ mô tả phải cung cấp tóm tắt nội dung bài viết
Có nên tạo description hàng loạt?
Có độ dài hợp lý
Phải chứa từ khóa chính
Tránh trùng lặp với các website khác
Chứa từ ngữ kêu gọi hành động
Tránh nhồi nhét từ khóa
Meta Description nằm ở đâu?
Phần mô tả meta (meta description) được đặt ngay dưới tiêu đề (title) và liên kết (URL) trên trang kết quả tìm kiếm, do đó nó có sức ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của trang web. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng từ khóa trong phần mô tả meta là một tín hiệu cho thấy sự phù hợp của trang web đó với từ khóa tìm kiếm, giúp cải thiện hạng của trang trên bộ máy tìm kiếm.
Trong SEO, Url là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc thay đổi url trong quá trình thực hiện chiến lược SEO sẽ dẫn đến mất thứ hạng nhanh chóng. Nếu không biết cách xử lý, có thể dẫn đến việc mất phần lớn khách hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Url là gì? Làm sao để tối ưu url chuẩn SEO ngay từ đầu để không phải thay đổi chúng. Cùng Max Seo tìm hiểu chi tiết qua bài viết này. Ngoài ra, ở cuối bài chúng tôi sẽ bật mí checklist tối ưu url chuẩn SEO mà Max Seo đang áp dụng cho hầu hết dự án. Bắt đầu thôi!
Url là gì?
URL là viết tắt của thuật ngữ “Uniform Resource Locator” có nghĩa là “Trình định vị tài nguyên thống nhất“. Nó là một chuỗi ký tự được sử dụng để tham chiếu đến các tài nguyên trên Internet thông qua đường dẫn liên kết tới các trang web. URL cung cấp một cách đơn giản hóa để truy cập các tài nguyên trên máy chủ mà không cần phải nhớ địa chỉ IP dài và phức tạp.
Khái niệm Url là gì?
Mỗi trang web có một địa chỉ IP riêng giống như một ngôi nhà có địa chỉ riêng của nó. Tuy nhiên, địa chỉ IP thường rất khó nhớ với một chuỗi số dài và phức tạp. Vì vậy, địa chỉ IP được chuyển đổi sang dạng chữ để dễ nhớ hơn cho con người. Địa chỉ chữ này được gọi là đường dẫn URL. Chức năng chính của URL là đưa người dùng đến trang web mà họ muốn truy cập một cách chính xác và nhanh chóng.
Để hiểu rõ hơn về url là gì? Bạn cần hiểu được url được cấu tạo từ các thành phần nào, mỗi thành phần có những chức năng gì.
Các thành phần của Url
Nhìn chung, một địa chỉ website được cấu tạo từ các thành phần sau:
Scheme hay còn gọi là giao thức kết nối: http, https, FTP…
Tên máy chủ của bạn: maxseo.vn
Truy vấn (query): https://maxseo.vn/?s=abc
Đường dẫn url thường gọi là path: https://maxseo.vn/dich-vu-seo/
Các phân mảnh (fragment): https://maxseo.vn/#cong-ty-seo-chuyen-nghiep
1. Scheme giao thức kết nối
Phần đầu của URL được xác định bởi ký tự ” : “.
Scheme đại diện cho phương thức mà trình duyệt web của bạn sử dụng để giao tiếp với máy chủ. Qua scheme, bạn có thể biết được cách thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ.
Giao thức https:// được hầu hết các website sử dụng
Các loại scheme phổ biến bao gồm:
HTTP: Xác định các hành động của máy chủ đối với các tương tác của người dùng trên trình duyệt web thông qua các lệnh nhất định. HTTP sử dụng cổng 80 để giao tiếp.
HTTPS: Sử dụng SSL (Secure Socket Layer) để đảm bảo tính bảo mật khi truyền dữ liệu giữa máy chủ web và trình duyệt. HTTPS sử dụng cổng 443 để truyền dữ liệu.
FTP: Dùng để trao đổi file giữa trình duyệt và máy chủ web.
Thường thì bạn không cần phải gõ scheme trước mọi URL. Khi bạn gõ phần còn lại của URL, ví dụ như “maxseo.vn”, trình duyệt sẽ tự động lựa chọn phương thức kết nối phù hợp.
Tuy nhiên, đối với một số URL sử dụng cả hai phiên bản https và http, bạn cần phải tự nhập scheme để chọn phương thức kết nối phù hợp.
2. Tên máy chủ (Authority)
Đoạn này bao gồm phần còn lại của URL, được gọi là Authority, và bao gồm các thành phần sau:
Tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain): ví dụ như .com, .net, .vn, .us, ….
Tên miền phụ (Subdomain)
Thông tin người dùng: Bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu. Ví dụ: //username:password@www.example.com, trong đó “username:password” là thông tin người dùng và liên kết với tên máy chủ bằng ký tự “@”.
Số cổng: Được sử dụng để xác định thiết bị sẽ giao tiếp với máy chủ bằng địa chỉ IP trên mạng. Ví dụ: “//www.example.com:8080“, trong đó “8080” là số cổng và được liên kết với tên máy chủ bằng dấu “:”.
3. Đường dẫn url (path)
Đường dẫn bắt đầu bằng dấu gạch chéo, thể hiện phân chia giữa các thư mục và thư mục con (subfolder).
Ví dụ:
https://maxseo.vn/seo-onpage/url-la-gi/
Khi bạn đã đến đúng máy chủ, phần Path sẽ chỉ đường cho bạn đến thư mục hoặc tập tin cần truy cập trên máy chủ đó.
4. Truy vấn (query)
Thông thường phần đường dẫn này sẽ xuất hiện khi người dùng thực hiện một tìm kiếm nội bộ trên website của bạn. Phần truy vấn này thường được đặt sau đường dẫn (hoặc sau tên máy chủ nếu không có đường dẫn) và được bắt đầu bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ:
Khi khách hàng tìm kiếm “dịch vụ seo” trên website Max Seo sẽ trả về url sau:
https://maxseo.vn/?s=d%E1%BB%8Bch+v%E1%BB%A5+seo
Trong đó, phần truy vấn sẽ bao gồm hai phần:
URL cho tìm kiếm: “?s=”
Từ khóa tìm kiếm đã được mã hóa: “dịch vụ seo”
5. Fragment (phân mảnh)
Phần phân mảnh của URL bắt đầu bằng ký tự # và thường được sử dụng để chỉ định vị trí cụ thể trên trang web.
Ví dụ:
https://maxseo.vn/url-la-gi/#scheme
Các loại url phổ biến hiện nay:
Ngoài việc khám phá cấu trúc của url, bạn cũng nên biết hiện nay có những loại url phổ biến nào. Có rất nhiều loại url khác nhau, tuy nhiên cho dễ hình dung người ta phân url ra làm 2 loại chính là url tĩnh và url động.
Các loại url
Url tĩnh (html hoặc thư mục): là dạng url không thể thay đổi, khi thay đổi phải tạo các chuyển hướng 301. Bộ máy tìm kiếm Google dường như thích loại url này hơn. Index và xếp hạng tốt hơn trên Google.
Url động (id?=…): Loại url này thường được sử dụng cho các website mã nguồn mở hoặc các diễn đàn với số lượng bài viết lớn, xuất bản cực kỳ thường xuyên. Url động không được Google đánh giá cao như là Url tĩnh. Vì vậy nếu tiến hành SEO, bạn nên ưu tiên sử dụng url tĩnh.
Cách lấy url của website bất kỳ:
Cách lấy url của website trên điện thoại mà máy tính khác nhau. Max Seo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết ngay sau đây:
1. Lấy url của website trên điện thoại
Copy url trên điện thoại
Bước 1: Mở trình duyệt Chrome (Android) hoặc Safari (IOS)
Bước 2: Nhập tên website muốn lấy url, ở đây mình lấy mẫu là Max Seo
Bước 3: Ở đầu trình duyệt, click vào thanh địa chỉ website
Bước 4: Ấn giữ rồi chọn tất cả, bấm chọn Sao chép
Bước 5: Dán url vừa sao chép vào bất cứ nơi nào bạn muốn.
2. Hướng dẫn lấy url trang web trên máy tính
Bước 1: Mở trình duyệt Chrome hay trình duyệt bất kỳ.
Copy url trên máy tính Bước 1
Bước 2: Gõ thông tin, thương hiệu website muốn tìm kiếm
Copy url trên máy tính Bước 2
Bước 3: Truy cập website cần tìm kiếm
Copy url trên máy tính Bước 3
Bước 4: Click vào url hiển thị tại thanh địa chỉ website để bôi đen toàn bộ url. Click phải chọn Copy, sau đó dán vào bất cứ chỗ nào mà bạn cần.
Copy url trên máy tính bước 4
Hướng dẫn tối ưu Url chuẩn SEO:
Sau khi hiểu url là gì? Cấu tạo và thành phần của một url hoàn chỉnh. Max Seo sẽ hướng dẫn bạn tối ưu url website chuẩn SEO, tránh tình trạng phải chỉnh sửa url website gây ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa.
1. Sử dụng url ngắn gọn
Việc sử dụng url ngắn gọn giúp khách hàng dễ hình dung về nội dung website mà họ sắp truy cập. Ngoài ra, việc sử dụng url ngắn còn giúp đường dẫn website bạn hiển thị tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng sử dụng url ngắn gọn nhưng phải đảm bảo ý nghĩa cho url.
Hầu hết các plugin SEO phổ biến đều nhắc bạn điều này trong checklist tối ưu bài viết chuẩn SEO của họ. Việc bao hàm từ khóa không dấu, có gạch nối “-” trong url giúp bài viết đó ranking Google tốt hơn. Hầu hết các đơn vị SEO lâu năm đều đưa yếu tố này vào checklist SEO Onpage của họ. Từ khóa SEO bạn nên sử dụng từ khóa có lượt search/tháng cao nhất. Tránh để các từ khóa liên quan kém quan trọng. Nếu bạn chưa biết cách nghiên cứu bộ từ khóa hoàn chỉnh cho dự án SEO. Hãy tham khảo ngay bài viết Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO bài bản nhất từ A tới Z của chúng tôi.
3. Url không dấu, sử dụng mã hóa UTF-8
Trong hướng dẫn nguyên tắc của Google về cấu trúc Url đã chỉ ra rằng, việc sử dụng url tuân thủ mã hóa UTF-8 giúp google dễ dàng thu thập dữ liệu và thân thiện với người dùng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng các chữ có dấu, kí tự đặc biệt, icon, emoji… trong url.
Ví dụ:
Nên sử dụng UTF-8 mã hóa cho tiếng Đức:
https://www.example.com/gem%C3%BCse
Không nên sử dụng mã hóa khác UTF-8:
https://www.example.com/gemüse
4. Sử dụng thư mục con hoặc tên miền theo quốc gia cụ thể.
Nếu bạn thực hiện chiến lược SEO tại một nước cụ thể, bạn nên sử dụng tên miền đặc trưng cho quốc gia đó sẽ được xếp hạng tốt hơn. Chẳng hạn ở Việt Nam bạn nên sử dụng .vn, hoặc ở mỹ nên sử dụng .us.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phân loại quốc gia theo thư mục nếu bạn có chiến lược SEO ở nhiều quốc gia.
Ví dụ:
https://maxseo.com/vn/abc
https://maxseo.com/us/abc
https://maxseo.com/de/abc
5. Không nên dùng dấu gạch dưới “_” cho url
Google không thể nhận dạng được loại url này, chính vì thế bạn không nên sử dụng url chứa gạch dưới cho website của mình.
Ví dụ:
https://maxseo.vn/url_la_gi/ -> Không nên sử dụng
6. Không nên sử dụng từ khóa viết liền trong url seo
Tương tự như url chứa dấu gạch dưới, url chứa từ khóa SEO viết liền làm cho google bối rối trong việc xác định từ khóa chính hay nội dung mà website này đang đề cập. Ngoài ra, dạng từ khóa viết liền này cũng gây tối nghĩa hoặc làm người dùng hiểu sai.
Ví dụ:
https://maxseo.vn/urllagi/
Tại sao nên tối ưu Url chuẩn SEO?
Bạn có thắc mắc tại sao phải tối ưu cấu trúc Url chuẩn SEO không? Dưới đây là các lý do hàng đầu mà bạn bắt buộc phải tối ưu url khi thực hiện chiến lược SEO cho website:
Tại sao nên tối ưu url SEO
1. Tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Việt tối ưu Url chuẩn SEO giúp các công cụ tìm kiếm của Google dễ dàng theo dõi và thu thập dữ liệu trên liên kết. Ngoài ra phần từ khóa trong liên kết còn giúp Google xác định được nội dung mà bài viết đang hướng đến. Tối ưu Url chuẩn SEO là một trong hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng mà các chuyên gia SEO đã khám phá.
2. Url giúp người dùng dễ nhớ, nắm được nội dung bài viết
Url ngắn gọn giúp người dùng dễ dàng nhớ cho lần truy cập tiếp theo. Nhiều case study mà Max Seo tiến hành dự án cho dịch vụ SEO tổng thể cũng gặp phải trường hợp khách hàng sử dụng url quá dài, hay chứa ký tự. Vì vậy khi gõ lại hoặc copy không hiển thị đúng.
Ngoài ra khi xem những url ngắn gọn, rõ ràng khách hàng còn dễ dàng hiểu được nội dung sắp truy cập. Tránh hiện tượng khách hàng sợ click vào link không uy tín, chứa virus.
Để việc tối ưu url SEO diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ liên quan. Dưới đây là những công cụ hỗ trợ tối ưu url chuẩn tốt nhất bạn nên tham khảo:
1. Rank Math SEO – Plugin tối ưu Url chuẩn SEO tốt nhất
Rank Math SEO không những là plugin SEO được đông đảo các chuyên gia SEO sử dụng mà còn là một plugin hỗ trợ tối ưu Url hiệu quả bạn nên sử dụng.
Bạn có thể đổi url chuẩn SEO url chỉ với một vài thao tác đơn giản. Hình ảnh dưới đây là trường hợp mà Max Seo sử dụng Rank Math SEO để tối ưu cho chính bài viết này.
Tối ưu cấu trúc url chuẩn seo bằng Rank Math SEO
2. Các công cụ rút gọn link
Công cụ rút gọn link giúp bạn rút ngắn liên kết mà bạn tạo. Việc này rất đơn giản, cơ chế của việc rút gọn liên kết là tạo một link redirect 301 ngắn gọn hơn về chính url của bạn. Khi khách hàng truy cập link rút gọn sẽ được tự động chuyển hướng về link của bạn.
Công cụ tối ưu url rút gọn link
Ngày nay, một số công cụ rút gọn link có thể cho phép bạn theo dõi số lượt click, nguồn click, thêm các utm tùy chỉnh vào link. Bạn có thể tham khảo một số website rút gọn link phổ biến như: bit.ly, boom.so…
3. Sử dụng Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ được sử dụng để tìm kiếm và tối ưu các liên kết chưa tốt trên website bạn. Với bộ công cụ này, bạn có thể dễ dàng tìm ra các url không sử dụng bộ mã hóa UTF-8 và xử lý nhanh chóng.
Bạn có thể tham khảo trước case study mà Max Seo xử lý cho khách hàng qua hình dưới.
Công cụ kiểm tra tối ưu url bằng Screaming Frog
Với bản miễn phí của Screaming Frog bạn có thể crawl tối đa 500 link, bản trả phí là không giới hạn. Tuy nhiên chi phí sử dụng công cụ này cũng tương đối rẻ chỉ 259$/năm. Ngoài ra với công cụ này, bạn có thể thực hiện Audit SEO cho website một cách nhanh chóng.
4. Ahref
Ahrefs là công cụ được rất nhiều SEOer yêu thích bởi tính đầy đủ và chất lượng của công cụ này. Vậy nên Ahref cũng không thể nào thiếu trình quản lý Url toàn trang web giúp bạn kiểm tra, sửa các lỗi liên quan đến url website.
Ahref ngoài bản trả phí còn có phiên bản miễn phí cho bạn sử dụng với bản giới hạn tính năng. Bạn chỉ cần xác thực Google Search Console với website và sử dụng chính email này đăng ký sử dụng ahrefs là bạn đã có thể sử dụng các tính năng miễn phí của phiên bản này.
Dưới đây là hình ảnh mà Max Seo đã sử dụng cho chính website của mình.
Công cụ kiểm tra tối ưu url bằng Ahrefs
Tổng kết
Vậy là Max Seo đã giải thích chi tiết cho bạn Url là gì? Cấu trúc url chuẩn SEO là như thế nào? Chắc chắn qua bài viết bạn cũng đã nắm được checklist tối ưu Url chuẩn SEO của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhé.
Câu hỏi thường gặp:
URL có nghĩa là gì?
Url (hay còn gọi là liên kết trang web – Địa chỉ định vị tài nguyên toàn cầu) là một đường dẫn đầy đủ được sử dụng để truy cập vào một trang web cụ thể. Tên miền thường là tên của trang web, trong khi URL sẽ chỉ định đến một trang cụ thể trong trang web đó.
URL nằm ở đâu?
Trên máy tính, khi bạn truy cập một website bất kỳ url của website sẽ nằm ở ngày đầu của trình duyệt. Ngay trong thanh địa chỉ của trình duyệt.
Trên điện thoại url nằm ngay đầu của mỗi trang web mà bạn truy cập.
URL và link khác nhau như thế nào?
Link được sử dụng để chuyển người dùng từ một địa chỉ web này sang một địa chỉ web khác, trong khi URL là địa chỉ được sử dụng để liên kết đến một trang web. Link không tuân theo bất kỳ giao thức nào, trong khi URL phải tuân theo các giao thức như http, https, ftp. Link không có cú pháp cụ thể, trong khi URL lại có.
Làm sao để copy link trang web?
Truy cập website bạn muốn copy link trang web, trên thanh địa chỉ sẽ có đường liên kết của website đó. Click vào liên kết để chọn toàn bộ. Click chuột phải chọn Copy, sau đó bạn có thể dán liên kết vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn.
SEO Onpage là công việc cực kỳ quan trọng với mỗi wesbite, việc tối ưu Onpage SEO tốt giúp các chiến lược SEO Offpage trở nên hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Max Seo sẽ giải thích chi tiết SEO Onpage là gì? Đưa ra checklist SEO Onpage giúp bạn có thể áp dụng ngay vào các chiến dịch SEO của mình. Chúng tôi cũng giới thiệu các công cụ mà các agency SEO hàng đầu đang sử dụng để tối ưu Onpage mang lại hiệu quả cao. Bắt đầu thôi!
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các hoạt động tối ưu trên trang web nhằm cải thiện các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của việc này là tăng thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều traffic hơn và tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
SEO Onpage là gì? Các yếu tố cần tối ưu trong Onpage SEO
Tại sao SEO Onpage quan trọng trong SEO?
SEO Onpage rất quan trọng với mỗi dự án SEO, dưới đây là hai chức năng dễ thấy nhất khi một website tối ưu tốt các yếu tố onpage.
Giúp bot google thu thập dữ liệu dễ dàng
Giúp website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm
Tối ưu onpage SEO giúp google hiểu rằng website bạn đang nói đến điều gì. Dễ dàng thu thập dữ liệu website từ sitemap, biết các nội dung nào không được lập chỉ mục hay các quy định trong file robots.txt. Việc kết xuất dữ liệu website cũng nhanh hơn nhờ website được tối ưu tốc độ qua quá trình onpage SEO.
Giúp tăng trải nghiệm người dùng trên website
Tối ưu Onpage giúp tăng trải nghiệm người dùng
SEO Onpage giúp tăng trải nghiệm người dùng thông qua việc tăng tốc độ website nhanh hơn, tối ưu nội dung tốt hơn. Nếu trang web của bạn có nội dung tốt, cấu trúc rõ ràng và dễ đọc, khách truy cập sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần và tương tác với trang web của bạn một cách hiệu quả hơn.
Sự khác biệt giữa SEO onpage và SEO offpage
Những người mới bắt đầu SEO hoặc các chủ doanh nghiệp thường rất dễ nhầm lẫn giữa SEO Onpage và SEO Offpage. Vậy điều gì làm cho 2 chiến lược này khác biệt. Cùng Max Seo khám phá qua bảng dưới đây:
Mục
Onpage SEO
Offpage SEO
Vị trí tối ưu
Tối ưu bên trong website
Xây dựng hệ thống liên kết ngoài website
Thời gian hiệu quả
Tác động đến website ngay lập tức
Thường từ 15 – 30 ngày mới phát huy hết
Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Rất quan trọng
Thời gian triển khai
Ngay khi bắt đầu dự án SEO
Khi website bắt đầu có traffic
Bảng so sánh đơn giản giữa SEO Onpage và Offpage
Lưu ý, bảng trên chỉ là so sánh đơn giản, giúp bạn hình dung được sự khác biệt lớn giữa SEO Onpage và Offpage. Không đi sâu vào chi tiết từng chiến dịch. Các nội dung bên trong bảng này cũng có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào thuật toán của Google.
Trong SEO, có 3 chiến lược quan trọng là SEO Onpage, SEO Offpage và Technical SEO. Bạn nên hiểu và phân biệt rõ ràng 3 chiến lược này để triển khai một cách hiệu quả. Bạn có thể xem chi tiết bài viết “Technical SEO là gì?” để hiểu hơn nhé.
Tối ưu Onpage SEO cấp độ toàn trang web
Với mỗi website, có 2 cấp độ để tối ưu một website đó là tối ưu web cấp độ toàn trang và cấp độ bài viết. Dưới đây Max Seo xin giới thiệu tối ưu Onpage SEO cấp độ toàn trang web. Checklist này thường sử dụng khi bắt đầu mỗi dự án:
1. Thiết lập https:// và www
Khi bắt đầu tối ưu website, bạn cần thống nhất phiên bản chính tắc cho website. Điều này giúp website không bị lỗi trùng lặp, google index cả hai phiên bản https:// và http:// hoặc phiên bản có www và non-www.
Với việc thiết lập www và non-www bạn có thể yêu cầu IT thiết lập trong file .htaccess như sau:
Với phiên bản chính tắc là www:
# BEGIN Redirects
RewriteEngine On
# 301 redirect to www
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.
RewriteRule ^(.*)$ https://www.%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]
# 301 redirect to https
RewriteCond %{HTTPS} off
RewriteRule ^(.*)$ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]
# END Redirects
Lúc này khi truy cập https://yourdomian.com sẽ tự động chuyển hướng về https://www.yourdomain.com.
Với phiên bản chính tắc là non-www:
# BEGIN Redirects
RewriteEngine On
# 301 redirect www to non-www
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www\.(.*)$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ https://%1/$1 [R=301,L]
# 301 redirect to https
RewriteCond %{HTTPS} off
RewriteRule ^(.*)$ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]
# END Redirects
Lúc này khi truy cập https://www.yourdomain.com sẽ chuyển hướng về https://yourdomain.com
Việc còn lại là bạn nên tìm kiếm các url vẫn còn http:// và www trong cơ sở dữ liệu để thay thể thành các phiên bản chính tắc đã sử dụng ở trên. Bạn có thể tham khảo plugin Better Search and Replace
2. Tăng tốc độ tải trang cho website
Tăng tốc độ website cũng là một yếu tố quan trọng trong SEO Onpage. Website của bạn nên có tốc độ tải trang <3s là tốc độ lý tưởng cho bất kỳ website nào.
Tối ưu tốc độ website bằng plugin wordpress
Để tối ưu tốc độ tải trang cho website bạn có thể tham khảo 2 plugin phổ biến hiện nay:
Plugin LiteSpeed Cache: Cho các website chạy trên máy chủ Litespeed
Plugin WP Rocket: Tối ưu cho các website sử dụng máy chủ Nigx
Với 2 plugin này nếu bạn không am hiểu chuyên sâu nên sử dụng thiết lập mặc định của plugin. Tuy nhiên trong quá trình thiết lập có thể gây ra hiện tượng lỗi hoặc vỡ giao diện. Cách xử lý khá đơn giản, bạn chỉ cần lần lượt bật tắt các tùy chọn để kiểm tra xem tùy chọn nào gây ra lỗi. Dưới đây là một số tùy chọn nên bật với 2 plugin này:
Tối ưu trang: nén html, nén css, js. Trì hoãn js không quan trọng
Thiết lập cache cho website
Tối ưu hình ảnh: Giảm dung lượng, chuyển sang webp
Tối ưu database: chuyển định dạng từ MyISAM sang InnoDB
3. Đảm bảo website thân thiện trên Mobile
Hiện nay người dùng truy cập internet thông qua thiết bị di động ngày càng tăng. Vì vậy, việc tối ưu website để thân thiện với các thiết bị di động là cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Google đã phát triển một công cụ kiểm tra website tối ưu trên Moblie, bạn có thể truy cập tại đây!
Tối ưu Mobile Friendly
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng plugin AMP để tối ưu website trên thiết bị di động.
4. Cài AMP cho website
AMP (viết tắt của Accelerated Mobile Pages) là plugin giúp cải thiện tốc độ tải trang web trên thiết bị di động. Các trang web sử dụng AMP có thể được tải nhanh hơn trên các thiết bị di động, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tương tác của người dùng với trang web. Các trang web AMP có thiết kế đơn giản, tối ưu hóa để tải nhanh hơn và đảm bảo tính tương thích trên các thiết bị di động.
Cài AMP cho website
Các công nghệ mà Google sử dụng trên AMP:
Công nghệ lazy loading image
Tải bất đồng bộ Javascript
CDN giúp tải nội dung một cách nhanh chóng
AMP là yếu tố Onpage SEO rất hữu ích đối với các website dịch vụ, tin tức… giúp tải tốt trang web trong điều kiện kết nối kém.
5. Xây dựng trang 404 dễ dàng điều hướng
Khi người dùng truy cập vào một url không tồn tại trên website, máy chủ sẽ trả về một mã trạng thái 404 not found. Tuy nhiên hầu như các trang 404 đều được đặt ở định dạng mặc định. Điều này làm cho khả năng điều hướng của khách hàng khó khăn, làm khách hàng thoát website khá nhiều.
Tối ưu trang 404 cho website
Để tối ưu yếu tố này, bạn nên tạo một trang 404 tối ưu, giúp người dùng dễ dàng điều hướng khi truy cập một liên kết không tồn tại. Dưới đây là một số yếu tố nên có của một trang 404:
Điều hướng Menu
Nút quay về trang chủ
Thanh tìm kiếm nội bộ giúp khách hàng tìm kiếm nội dung đúng hơn
Các bài blog hữu ích cho người dùng
Việc tối ưu trang 404 là một yếu tố rất quan trọng trong SEO Onpage, giúp giảm tỉ lệ thoát trang cho website.
6. Tạo Breadcrumb cho website
Breadcrumb là đường liên kết phân cấp trên một trang web, giúp cho người dùng biết rằng họ đang ở đâu trên website. Ngoài ra cũng giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến trang trước đó để khám phá các nội dung liên quan. Thông thường trên website sẽ được mặc định có breadcrumb, nếu không có bạn có thể yêu cầu IT bật cho bạn. Nếu sử dụng Plugin Rank Math SEO bạn cũng có thể thêm thủ công bằng cách thêm đoạn shortcode sau:
[rank_math_breadcrumb]
7. Tối ưu MENU cho trang web
Menu giúp người dùng điều hướng trên mọi trang của website. Việc tối ưu menu là điều cực kỳ quan trọng khi tiến hành SEO Onpage.
Tối ưu menu cho website
Dưới đây là các mục bạn nên có trên menu của mình:
Trang chủ: Giúp người dùng nhanh chóng điều hướng về trang chủ website
Trang giới thiệu: Giúp người dùng biết được bạn là ai
Trang liên hệ: Giúp khách hàng dễ dàng liên hệ
Danh mục sản phẩm, trang dịch vụ
Hồ sơ năng lực nếu có
Menu rất quan trọng, ngoài việc giúp điều hướng người dùng menu còn giúp điều phối sức mạnh của toàn bộ website. Thường các mục được gắn trên menu sẽ nhận được sức mạnh vượt trội so với các trang không có trên menu. Ngoài ra một số đơn vị còn sử dụng thẻ rel=nofollow để điều hướng sức mạnh cho menu website.
8. Xây dựng Footer uy tín cho trang web
Max Seo luôn tối ưu footer cho toàn bộ các dự án mà chúng tôi đảm nhiệm. Footer cũng tồn tại trên mọi trang của website, tương tự như menu footer cũng đóng một phần quan trọng trong checklist seo onpage.
Tối ưu footer website rõ ràng
Dưới đây là một số yếu tố khi tối ưu footer bạn nên lưu ý:
Logo doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Hệ thống chính sách
Các danh mục, dịch vụ quan trọng
Google Maps
DMCA chống sao chép
Icon đăng ký bộ công thương nếu có
Copyright
Sitemap html
Mã số thuế, giờ làm việc
Follow social
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một số yếu tố khác nhau, không nhất thiết phải đầy đủ tất cả các yếu tố trên ở footer doanh nghiệp.
9. Tối ưu sidebar cho website
Side bar là điều hướng trên mỗi bài viết, sản phẩm hay danh mục sản phẩm. Bạn không nên bỏ qua việc tối ưu sidebar trên website khi tiến hành SEO Onpage. Khi tối ưu side bar nên lưu ý:
Danh mục sản phẩm, bộ lọc đối với website thương mại điện tử
Chuyên mục bài viết, bài viết mới nhất với website dịch vụ, tin tức
Các page quan trọng
10. Tạo sitemap cho website
Sitemap giúp google phát hiện các nội dung mới trên website và lập chỉ mục nó. Ngoài ra html sitemap còn giúp người dùng điều hướng nhanh chóng đến các nội dung trên website.
Tạo và tối ưu Sitemap cho website
Để tạo sitemap xml và html sitemap bạn có thể tham khảo bài viết cách tạo và tối ưu sitemap của Max Seo tại đây!
11. Tạo và tối ưu schema
Schema là công cụ đánh dấu dữ liệu có cấu trúc sử dụng cú pháp XML hoặc JSON, schema giúp google hiểu nhanh nội dung chính của website. Shema được sử dụng thống nhất trên Google, Yandex, Yahoo và Bing.
Tối ưu schema cho website
Một số schema phổ biến như:
Local Business Schema: Dùng để khai báo một doanh nghiệp, hoặc chi nhánh của một tổ chức.
Product: dùng để khai báo dữ liệu có cấu trúc cho sản phẩm
Review schema: dùng để đánh giá về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ…
Ngoài ra còn nhiều loại dữ liệu có cấu trúc phụ thuộc vào nội dung mà bạn sử dụng. Bạn có thể xem chi tiết tại website https://schema.org/.
12. Thiết lập tệp Robots.txt
Tệp robots.txt là một tệp nằm trên thư mục root của website. File robots.txt dùng để hướng dẫn các bot của công cụ tìm kiếm chỉ ra khu vực nào được phép thu thập dữ liệu, khu vực nào không được phép. Cú pháp phổ biến của một tệp Robots.txt chuẩn:
User-agent: Tác nhân bot, thường là Googlebot, Bingbot, hay Baiduspider.
Disallow: sử dụng để ngăn các bot truy cập một liên kết hoặc thư mục cụ thể. Ví dụ: / (chặn toàn bộ website), /search/ (chặn thư mục search).
Allow: Cho phép truy cập thư mục, liên kết trong mục này.
Crawl-delay: thông báo các Bot hoãn thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định.
Ở mẫu trên, Max Seo đã chặn các index cho các tìm kiếm nội bộ giúp hạn chế các truy vấn spam từ các site cá cược.
13. Tạo tính năng chia sẻ Social
Thêm nút Social Share cho website
Share Social là một tính năng nên có trên website, bạn hoàn toàn có thể cài đặt tính năng này trên website với plugin Social Sharing Plugin. Plugin này cho phép người dùng có thể chia sẻ bất kì bài viết hay nội dung nào trên website bạn lên các mạng xã hội phổ biến như facebook, twitter, pinterest..v.v tạo các tính hiệu tốt giúp thúc đẩy thứ hạng hiệu quả. Không nên thiếu task này trong checlist SEO Onpage của bạn.
14. Tối ưu 301 Redirect
Link 301 redirect là yếu tố hàng đầu gây thất thoát sức mạnh của một website. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia SEO hàng đầu, bạn sẽ mất đi 5 – 10% link juice khi chuyển hướng qua một link 301. Để tối ưu sức mạnh cho website, bạn nên tìm kiếm tất cả các liên kết 301 trên website. Có thể sử dụng phần mềm seo Screaming Frogs để quét và tìm kiếm tất cả link redirect 301 trên website và thay thế chúng bằng url đích.
Cách SEO Onpage cho bài viết hiệu quả:
Bạn vừa tìm hiểu tất cả các tối ưu SEO Onpage toàn trang, những tiêu chí trên áp dụng cho mọi trang web trước và trong mỗi dự án SEO. Ngay sau đây, bạn sẽ cùng Max SEO tìm hiểu các checklist tối ưu SEO Onpage chuẩn cho một bài viết.
1. Tối ưu thẻ Seo Title
SEO Title (hay còn gọi là thẻ tiêu đề SEO) là dòng tiêu đề hiển thị cho người dùng trên công cụ tìm kiếm google. Giúp người dùng và bot google hiểu được bài viết đang để cập đến nội dung gì. Tối ưu tiêu đề SEO giúp cải thiện tỉ lệ click (CTR) cho website. Ngoài ra, SEO Title còn là một trong hơn 200 yếu tố xếp hạng quan trọng của Google.
Tối ưu SEO Title cho website
Vậy tối ưu tiêu đề SEO như thế nào cho chuẩn:
Tiêu đề SEO chứa từ khóa, nằm về phía bên trái
SEO Title dài tối đa 160 kí tự hoặc không quá 580px
Chứa từ ngữ khơi gợi cảm xúc, click
Chứa thương hiệu doanh nghiệp
Tối ưu tự nhiên, tránh nhồi nhét từ khóa
2. Tối ưu Url (slug)
Url (hay còn gọi là slug bài viết) là yếu tố tồn tại duy nhất trên trang. Nếu sử dụng url sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO. Vì vậy việc tối ưu url phải thật chính xác, tránh việc chỉnh sửa tạo ra các link 301 không mong muốn.
Một số lưu ý khi tối ưu Url SEO:
Url SEO chứa từ khóa, không dấu, ngăn cách nhau bằng dấu “-“
Url không được chưa ký tự đặc biệt
Url nên ngắn gọn
3. Tối ưu meta description
Meta Description (mô tả SEO) là đoạn mô tả ngắn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, giúp người đọc nắm được nội dung tổng quát của trang người dùng sắp truy cập. Tạo ra một đoạn mô tả độc đáo giúp thu hút khách hàng truy cập vào website nhiều hơn.
Chứa cụm từ kêu gọi hành động như: click ngay, xem ngay,..v.v
Có độ dài dưới 155 ký tự
Nên sử dụng thêm emoji để thu hút hơn
4. Tối ưu thẻ heading cho bài viết
Để giúp bài viết có cấu trúc hơn, bạn nên set heading cho nội dung bài viết. Hệ thống heading bao gồm heading 1, heading 2, heading 3, heading 4, heading 5, heading 6. Trong đó, thẻ heading 1, heading 2, heading 3 là quan trọng nhất.
Tối ưu thẻ heading trong SEO Onpage
Với thẻ heading 1 khi tối ưu onpage SEO các bạn cần lưu ý:
Heading 1 là duy nhất, tránh trùng lặp
Heading 1 phải bao quát được nội dung toàn bài
Heading 1 nên dài khoảng 70 ký tự
Chứa từ khóa SEO
Nên tối ưu các từ khóa LSI trong heading 1 để tăng tín hiệu SEO
Với thẻ heading 2,3:
Tối ưu từ khóa liên quan vào heading 2,3
Có ít nhất một heading 2 chứa từ khóa SEO
Heading 2,3 giúp làm rõ nội dung của bài viết
5. Tối ưu đoạn mở đầu sapo
Đoạn mở đầu (hay còn gọi là Sapo) là đoạn cự kỳ quan trọng của một bài viết giúp khách hàng nắm bắt được nội dung quan trọng của cả bài. Quyết định đến việc khách hàng có ở lại website hay không.
Tối ưu từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên
Tối ưu đoạn mở đầu trong Onpage SEO cần lưu ý các yếu tố sau:
Đoạn mở đầu nên chỉ dài khoảng 150 ký tự
Chứa từ khóa SEO ở đoạn mở đầu
Đoạn mở đầu cần nêu được nội dung đặc sắc của bài
Sử dụng các hứa hẹn giải quyết vấn đề của khách hàng
6. Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO, Google không thể hiểu nội dung hình ảnh nhưng các yếu tố bên trong hình ảnh như url, alt text, tiêu đề, mô tả… đều có hiểu.
Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO
Tối ưu hình ảnh trong SEO Onpage cần lưu ý:
Url hình ảnh nên tối ưu theo heading
Url hình ảnh không dấu, có gạch – ở giữa
Hình ảnh tốt nhất ở dạng JPEG
Dung lượng hình ảnh <300kb
Thẻ Alt tối ưu theo ngữ cảnh, chứa từ khóa
Hình ảnh phải có chú thích, mô tả rõ ràng
Nếu có thể, hãy tối ưu Geotag cho hình ảnh
7. Tối ưu thẻ in đậm (bold)
Việc tối thẻ in đậm trong bài giúp bot google biết được những thông tin quan trọng trong bài, hiểu nhanh nội dung mà không cần phải đọc và phân tích toàn bộ bài viết. Trong bài viết nên in đậm từ khóa chính, các từ khóa LSI. Bạn cũng nên 1,2 lần sử dụng thẻ in nghiêng với từ khóa SEO để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
8. Tạo Internal link đến bài liên quan
Tối ưu internal link trong SEO Onpage
Internal link là yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO Onpage, nó giúp điều phối sức mạnh của toàn bộ website giúp tập trung sức mạnh cho những trang mong muốn và không mong muốn trên website của bạn. Có hai dạng cấu trúc internal link thông dụng là silo và topic cluster. Bạn nên tìm hiểu kỹ hai dạng này và có cách triển khai hợp lý. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Sử dụng anchor text từ khóa chính xác trong internal link không bị đánh giá spam
Nên liên kết giữa các bài viết cùng chủ đề
Đừng quên thêm mục bài viết liên quan ở cuối mỗi bài viết
Liên kết theo cấp là một chiến lược cực kỳ hiệu quả
9. Tối ưu readability
Readability (hay còn gọi là tính dễ đọc) là điểm dùng để tối ưu content thân thiện, dễ đọc cho người dùng bằng cách sử dụng câu văn, đoạn văn ngắn gọn trong tầm mắt của người dùng. Các mẹo để tối ưu readability khi tiến hành SEO Onpage nên chú ý:
Câu văn không quá 20 từ: Nếu bạn mới bắt đầu viết content thì điều này thực sự rất khó để tối ưu. Tuy nhiên hãy luyện tập bạn sẽ rất kinh ngạc khi câu văn nào cũng chuẩn chỉnh.
Đoạn văn không quá 300 từ: Đoạn văn nên không quá 300 từ, và không quá 5 câu trong một đoạn văn.
Các tiêu chí trên tham khảo từ Yoast SEO, một plugin tối ưu hóa SEO tương đối tốt. Tuy nhiên, điểm dễ đọc chỉ mang tính chất tương đối. Bạn không nên quá chú trọng vào điểm này làm cho câu, đoạn bị cụt ngủn tối ý.
10. Thêm external link đến nguồn uy tín
Một bài viết được dẫn nguồn từ các nguồn đáng tin cậy là một bài viết đáng tin cậy. Vì vậy external link là một yếu tố không thế thiếu khi onpage một website.
Tối ưu external link trong Seo Onpage
Khi nào bạn nên sử dụng external link? External link được sử dụng để trích dẫn một khái niệm hoặc nguồn số liệu mà trên website bạn không có. Hoặc để chứng minh số liệu bạn dẫn dẫn chứng là chính xác. Ngoài ra việc cung cấp nguồn tham khảo cũng là một yếu tố cần thiết khi viết bài. Lưu ý, nên trích dẫn các khái niệm dẫn chứng liên quan đến nội dung bài viết. Không nên trích dẫn kiểu cho có chỉ để tối ưu điểm SEO.
11. Thêm mục lục cho bài viết
Mục lục bài viết (Table Of Content) là mục giúp người dùng dễ dàng điều hướng tới một đoạn bất kỳ trên bài viết mà không cần đọc hết cả bài. Theo thống kê từ Max Seo, có khoảng 60% người dùng của chúng tôi sử dụng mục lục để điều hướng đến mục họ cần khi tìm kiếm thông tin.
Tạo và tối ưu mục lục cho bài viết
Một số plugin mục lục bạn có thể tham khảo:
Fix TOC
Table Of Content Plugin
12. Tối ưu Feature Snippet
Feature Snippet (hay còn gọi là đoạn trích nổi bật) là đoạn văn bản được Google chọn và được cho là phù hợp với truy vấn của người dùng hiển thị trên TOP 0 của kết quả trả về. Khác với các định dạng thông thường, kết quả của Feature Snippet sẽ bao gồm theo thứ tự là: Đoạn văn bản – domian – url – seo title – meta description.
Tối ưu hóa đoạn trích nổi bật giúp đạt vị trí 0 trên SERP
Có nhiều dạng Feature Snippet có thể xuất hiện trên website như dạng trả lời ngắn, dạng danh sách liệt kê, bảng, biểu đồ, hình ảnh, số liệu…. Để tối ưu feature snippet bạn có thể xem bài viết chi tiết của Max Seo: Featur Snippet: Bí Mật Tăng Trưởng Triệu Traffic
Tải xuống Onpage SEO Checklist chi tiết
Để thuận tiện trong quá trình kiểm tra và hướng dẫn người mới. Max Seo đã tạo ra một SEO Onpage checklist cho bạn sử dụng, giúp tăng hiệu suất khi thực hiện onpage cho website. Ngoài ra checklist này còn đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ một tiêu chí nào ở trên mà chúng tôi đưa ra.
Có rất nhiều công cụ check SEO Onpage hiệu quả bạn có thể sử dụng để kiểm tra và tối ưu các yếu tố mà chúng tôi vừa đề cập ở trên. Tuy nhiên đứng trên góc độ người làm SEO lâu năm, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn những công cụ check SEO Onpage hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại:
1. Công cụ tối ưu SEO Onpage Ahrefs
Ahrefs là công cụ kiểm tra tối ưu Onpage tốt nhất hiện nay. Công cụ này rất được các SEOer đánh giá cao và tin dùng. Với Ahrefs bạn có thể xem được các chỉ số website như DR (Domain Rating), UR (URL Rating), Reffering Domain, Backlink, kiểm tra Top Page, link out,….
Khóa học hướng dẫn SEO Onpage từ công cụ Ahrefs
Nhược điểm của bộ công cụ này là nó có giá khá cao, với thấp nhất từ 99$/tháng với gói đăng ký cả năm. Ngoài ra, bộ công cụ này cũng cho phép bạn sử dụng free giới hạn tính năng khi bạn đăng nhập bằng tài khoản Google và xác thực Google Search Console bằng chính tài khoản đấy.
2. Tối ưu SEO Onpage bằng Semrush
Chà, có vẻ bạn đang tìm kiếm một công cụ check SEO Onpage hiệu quả nhưng chi phí tốt hơn. Semrush chính là câu trả lời tốt nhất cho bạn hiện nay.
Công cụ check seo onpage hiệu quả Semrush
Semrush có mà hình cảnh báo các lỗi trên website và biểu đồ kiểm tra sức khỏe tổng thể của website (Site Health). Bộ công cụ này cho phép bạn kiểm tra khả năng thu thập dữ liệu, phản hồi https, core web vitals, internal link… cực kỳ hiệu quả.
3. Screaming Frogs
Screaming Frogs là một bộ công cụ tuyệt vời, nó cho phép crawl sâu dữ liệu website của bạn ngay thời điểm hiện tại. Với Screaming Frogs bạn có thể kiểm tra hầu hết các thông tin website như duplicate heading 1,2,3…, lỗi alt text, các mã trạng thái 301, 404 hay thậm chí cả lỗi phân trang.
Công cụ check seo onpage hiệu quả Screaming Frogs
Screaming Frogs thực sự là công cụ hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng. Công cụ này có 4 chế độ cho bạn sử dụng một cách linh hoạt gồm spider, List, SERP, Compare. Hiện công cụ này có giá khoảng 199$/năm.
4. Sử dụng website auditor
Website Auditor mô phỏng cách hoạt động của bot công cụ tìm kiếm. Công cụ này cho phép crawl sâu vào toàn bộ trang web của bạn để tìm và kiểm tra mọi tài nguyên, cả bên trong và bên ngoài: URL, HTML, CSS, JavaScript, Flash, hình ảnh, video, v.v.
Công cụ check seo onpage Website Auditor
Website Auditor cũng cho phép bạn thực hiện phân tích thu thập dữ liệu trang web như Google, Bing hoặc Yahoo thực hiện, theo hướng dẫn robots.txt cho bất kỳ bot nào. Bạn có thể xem và phân tích các trang trên trang web của mình để tìm lỗi kỹ thuật SEO giống như cách các công cụ tìm kiếm nhìn thấy chúng.
5. Web Developer Extension
Web Developer Extension là một extention của chrome cho phép bạn cài trực tiếp vào trình duyệt. Ưu điểm của công cụ này là không tốn thời gian lưu trữ trên website. Công cụ này hoàn toàn miễn phí, với extention này bạn có thể check tối ưu SEO hình ảnh, heading, css, link, anchor text..
Công cụ check seo onpage Web Developer
Bạn có thể tải và cài đặt extention này cho Google Chrome TẠI ĐÂY!
Một số tài liệu SEO Onpage nên tham khảo:
Nếu bạn đang tìm kiếm tại liệu SEO Onpage để học hỏi, hiểu thêm về chiến lược SEO phức tạp này. Bạn có thểm tham khảo một số nguồn mà Max Seo đã liệt kê dưới đây. Để quá trình học hiệu quả hơn, bạn đừng quên lưu và take note những thông tin quan trọng nhé:
Nếu bạn có những tài liệu Onpage hay hơn, hãy comment ở dưới để chúng tôi đưa vào bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.
Câu hỏi thường gặp về Onpage Seo
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp mà các bạn yêu SEO gửi về cho Max SEO:
1. Onpage gồm những gì?
Onpage gồm rất nhiều công việc có thể kể đến như tối ưu seo title, meta description, điểm dễ đọc, internal link, sitemap, file robots.txt, menu, footer…v.v xem chi tiết bài viết để biết chi tiết các tối ưu SEO Onpage phổ biến.
2. Mục đích của SEO onpage là gì?
Mục đích SEO Onpage giúp tăng trải nghiệm người dùng khi sử dụng website và giúp cho google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục website nhanh hơn. Từ đó giúp tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
3.SEO onpage có tác dụng gì với bộ máy tìm kiếm và với người dùng?
Như đã nói ở trên, với người dùng thì SEO Onpage giúp tăng trải nghiệm và với bộ máy tìm kiếm giúp các bot dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng tốt hơn.